Bộ từ điển: Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội
Chữ “tâm” ở đây là chỉ cho thức thứ sáu (ý thức); chữ “phan” nghĩa là vin, níu, bám, chạy theo; chữ “duyên” ở đây là chỉ cho các trần cảnh. Ý thức chạy theo trần cảnh, khởi niệm phân biệt, tính toán so lường, rồi sinh ra yêu, ghét, lấy, bỏ, v.v… từ đó mà khởi vọng niệm, sinh phiền não, gây tội nghiệp.; có trần cảnh thì khởi lên, không có trần cảnh thì tiêu mất; lúc sinh, lúc diệt, hư vọng không có thật thể. Như thế, ý thức không phải là chân tâm, cũng không phải thật tánh.
“Phật bảo A Nan: Tất cả chúng sinh từ vô thỉ đến nay điên đảo nhiều cách, tự nhiên tạo thành các giống nghiệp nhóm lại như chùm quả ác xoa. Những người tu hành không thành được đạo vô thượng Bồ đề, mà chỉ thành Thanh văn, Duyên giác hoặc thành ngoại đạo, chư Thiên, Ma vương hay quyến thuộc của Ma, đều do không biết hai pháp căn bản, tu tập sai lầm; cũng như nấu cát mà muốn thành cơm, dầu trải qua nhiều kiếp như vi trần, rốt cuộc vẫn không thể được.
Này a nan, một là căn bản sinh tử từ vô thỉ, chính là tâm phan duyên mà hiện nay ông và toàn thể chúng sinh nhận làm tự tánh. hai là bản thể thanh tịnh của bồ đề niết bàn từ vô thủy. đó chính là thức tinh nguyên minh của ông, hiện nay hay sinh khởi các duyên mà lại bị bỏ quên. do các chúng sinh bỏ quên tánh bản minh này, nên tuy cả ngày sống trong nó mà không tự giác, còn bị cuốn trôi oan uổng vào trong lục đạo” …..trích từ kinh lăng nghiêm.
Những kí ức của quá khứ rớt lại trong tâm,thời tiết, đài báo, sâu bọ, cơm áo gạo tiền...vv,thậm chí gió thổi cũng là 1 cái duyên, đủ thứ xung quanh chúng ta. Và cái Tâm chúng ta thì phan theo,chạy theo cái duyên đó.
Khi gió thổi, có người cảm thấy mát mẻ, có người cảm thấy buồn ngủ, cái tâm mổi người nó phan duyên mổi cách. sơ hở 1 chút là nó dẩn tâm mình đi liền. nếu mình hiểu tự tánh vốn không của nó thì chúng ta nhẹ nhàng, chứ nếu không thì chúng ta bị nó mê hoặc. khi học giáo pháp giác ngộ, ngược luân hồi là nó rất dể bị mê hoặc sinh ra nhàm chán. nhưng học cái pháp nào mà thuận theo dòng đời, pháp kiếm tiền, pháp danh vọng…vv thì cái tâm nó rất là say xưa thích thú, tinh tấn, và cho đó là cái tâm của mình. cái nghiệp chúng ta là như vậy, nó tích lũy nhiều đời nhiều kiếp đến nay. căn bản sinh tử luân hồi từ vô thủy đến này cũng từ cái tâm phan duyên này, và muốn dừng cái tâm phan duyên này thì phải có phương pháp.
Ngồi thiền tập trung vào hơi thở là 1 phương pháp dừng cái tâm phan duyên lại, hoặc gửi cái tâm vào 1 câu chú, chú đại bi, chú lăng nghiêm, lục tự chân ngôn...cũng là hình thức dừng cái tâm phan duyên này, nam mô a di đà phật thì cũng là 1 hình thức dừng lại cái tâm phan duyên..không cần biết dùng phương pháp gì, chỉ cần dừng lại được cái tâm phan duyên thì đó là chánh pháp. vậy thiền, tịnh, mật có gì khác biệt không? buổi sáng tụng chú lăng nghiêm, trì chú đại bi thì cũng chỉ là dừng cái tâm phan duyên, nghe pháp để thấu triệt những vọng đọng trong tâm thì cũng là dừng cái tâm phan duyên, thiền hành để đi…cũng là dừng tâm phan duyên…nên làm gì có đạo lý rằng mổi ngày phải tụng bao nhiêu biến mật chú, bao nhiêu câu phật hiệu, ngồi thiền phải bao nhiêu tiếng? miển sao tâm nó lắng đọng lại, dừng cái tâm phan duyên đó là được rồi. sai 1 ly đi 1 dặm,nhận thức sai về giáo pháp nên sự dụng tâm không đúng thì kết quả sẽ đọa lạc.
Còn bản thể thanh tịnh trong Tâm chúng sanh, hay sinh khởi thiện pháp, giác ngộ, ai cũng có nhưng chúng ta lại quên mất nó đi, Hằng ngày chúng ta cứ đối thoại trong tâm mình hết chuyện này đến chuyện khác, còn mất, hơn thua, tính toán hết đủ thứ trong tâm mình, mà chúng ta lại quên mất tự tánh thanh tịnh trong lòng mình. Hồi đầu thị ngạn, còn phóng cái Tâm niệm niệm sinh khởi thì đọa lạc luân hồi, lục đạo.
Tác giả: Tiểu Ngọc