Ðó là phát hiện của các chuyên gia tại Ðại học Hong Kong - Trung Quốc trong nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Circulation của Hiệp hội Tim mạch Mỹ.
Lợi ích của hoạt động thể chất trước tình trạng ô nhiễm không khí là một mối quan tâm lớn, bởi hơn 91% dân số toàn cầu hiện sống ở những khu vực bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng.
Trong nghiên cứu mới, các chuyên gia đã tiến hành phân tích dữ liệu của hơn 140.000 người không bị tăng huyết áp ở Ðài Loan (Trung Quốc), được theo dõi trong thời gian trung bình 5 năm. Họ cũng phân loại mức độ hoạt động thể chất hàng tuần của từng người tham gia theo cấp độ không vận động, vận động vừa phải hoặc vận động nhiều. Trong khi đó, mức độ tiếp xúc với bụi mịn PM2.5 cũng được phân loại thành thấp, trung bình và cao.
Các nhà nghiên cứu phát hiện mỗi đợt ô nhiễm bụi mịn PM2.5 gia tăng tương ứng làm tăng 38% nguy cơ phát triển chứng cao huyết áp - được xác định khi huyết áp đo ở mức 140/90 mmHg. Tuy nhiên, tập thể dục thường xuyên có thể giảm đáng kể rủi ro này, kể cả với những người sống ở nơi có mật độ ô nhiễm cao. So với nhóm không vận động, nhóm vận động hoặc tập thể dục mức độ vừa phải và cường độ cao có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn lần lượt là 4% và 13%. Thậm chí, mỗi lần tăng cấp độ vận động thể chất có thể giúp giảm thêm 6% nguy cơ mắc chứng cao huyết áp.
HOÀNG ĐIỂU (Theo Indian Express)