Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

“Thần dược” tỏi mọc mầm – khắc tinh của bệnh ung thư

Tỏi mọc mầm tưởng như có hại song không chỉ chứa nhiều dinh dưỡng có công dụng rất tốt cho sức khỏe mà còn chứa các hóa chất thực vật, có thể hạn chế sự lây lan của một số loại ung thư. Cùng tìm hiểu qua những chia sẻ dưới đây của SKGĐ nhé.

1. Thế nào là tỏi mọc mầm?

Tỏi tươi khi để lâu ngày trong môi trường ẩm thấp sẽ khiến củ tỏi xuất hiện mầm, mầm tỏi cũng như những mầm của những loại rau củ khác có màu xanh hơi sậm, hình dáng mầm tỏi tương đối giống mầm của củ hành. Vậy, tỏi mọc mầm có độc không?

Thông thường ở các loại thực phẩm khác nếu mọc mầm thì rất nguy hiểm vì sẽ sản sinh những chất độc hại. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã chứng minh tỏi mọc mầm có chứa nhiều vitamin C, vitamin B6, mangan, kẽm vùng với chất chống oxy hóa và enzyme,... Giúp chống lại tổn thương do gốc tự do, hạn chế sự lây lan của một số loại ung thư nhất định, làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám mạch máu, bảo vệ tim hiệu quả.

Trong Đông y, tỏi vị cay, tính ấm, hơi có độc, vào 2 kinh Can, Vị. Người ta có thể sử dụng tỏi kết hợp với một số vị thuốc để hỗ trợ điều trị ung thư như: Tỏi kết hợp với Bạch hoa xà thiệt thảo, hồ lô chữa ung thư dạ dày. Hoặc cũng có thể dùng tỏi giã nát ngâm với rượu uống nửa đến một chén vào mỗi buổi sáng để phòng chống ung thư, giảm mỡ máu, hạ huyết áp. Với tỏi đã mọc mầm, người ta ngâm trong rượu, trong giấm hoặc xay, giã, ăn sống trực tiếp… Nếu bạn đang thắc mắc tỏi mọc mầm có ăn được không thì câu trả lời là có nhé.

Tỏi mọc mầm loại thực phẩm chứa chất dinh dưỡng tốt

2. Lợi ích khi ăn tỏi mọc mầm

2.1 Chống ung thư

Khi tỏi hình thành mầm hai thành phần sẵn có trong tỏi là alliin và enzym allinaze sẽ tổng hợp tạo nên một hàm lượng lớn Allicin. Trong khi đó, Allicin là một chất đã được rất nhiều công bố khoa học trên thế giới và trong nước chứng minh có khả năng chống viêm nhiễm, tăng cường hoạt tính của các tế bào trong quá trình thực bào, tăng cường hoạt tính của các tế bào tự nhiên, ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh, ức chế sự phát triển của những tế bào ung thư..

Lợi ích của tỏi mọc mầm - chống ung thư

2.2 Bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa đột quỵ

Theo nghiên cứu và thực nghiệm của các nhà khoa học cho thấy, khi mầm tỏi hình thành đến ngày thứ 5 sẽ xuất hiện chất chống oxy hoá tốt cho tim mạch tốt hơn so với tỏi thông thường. Các chất này sẽ giúp con người bảo vệ tim mạch và ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ thông qua khả năng đẩy mạnh hoạt động của enzyme, ngăn chặn các hoạt động hình thành mảng bám - tác nhân gây tắc nghẽn tim.

Ngoài ra, trong khi mọc mầm tỏi còn chứa ajoene - chất ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông và nitrit - làm giãn nở động mạch. Từ đó giúp ngăn chặn xuất hiện các cơn đột quỵ không mong muốn xảy ra.

2.3 Tăng cường hệ miễn dịch

Nếu bạn đang thắc mắc tỏi mọc mầm có ngâm rượu được không thì chính xác đây là bài thuốc quý từ loại tỏi này giúp hỗ trợ và bảo vệ cơ thể thông qua việc tiêu diệt các tác nhân gây nhiễm trùng tế bào. Tỏi mọc mầm ngâm rượu hoặc ăn sống còn được xem là một trong những bài thuốc dành cho những người có hệ miễn dịch kém và thường hay bị cảm, ho hoặc nhiễm trùng. Ngoài ra, sử dụng loại tỏi này còn giúp cơ thê loại bỏ các triệu chứng ngộ độc thức ăn như tiêu chảy, đau bụng…

Công dụng của tỏi mọc mầm - tăng cường hệ miễn dịch

Theo các nhà khoa học, trong tỏi thường có 3 hoạt chất chính: allicin, liallyl sulfide và ajoene. Trong đó, Allicin là hoạt chất quý nhất và quan trọng nhất của tỏi, nhưng không có sẵn ở trong tỏi. Tuy nhiên, khi được cắt mỏng hoặc đập dập và dưới sự xúc tác của men allinase, chất alliin có sẵn trong tỏi sẽ tự tổng hợp thành allicin. Nhưng Allicin dễ mất hoạt tính sau khi được hình thành và càng để lâu càng mất hoạt tính. Bên cạnh đó, Allicin có một số dược tính có lợi mà giúp cho cơ thể có khả năng tăng cường đáp ứng lại một số bệnh.

Đặc biệt, các nghiên cứu y học gần đây cũng đã công bố allicin có khả năng chống viêm nhiễm, tăng cường hoạt tính của các tế bào trong quá trình thực bào, tăng cường hoạt tính của các tế bào giết tự nhiên, ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh, ức chế sự phát triển của những tế bào ung thư.

Mới đây, một nghiên cứu được đăng trên tạp chí ACS' Journal of Agricultural and Food Chemistry cũng cho biết, những củ tỏi đã mọc mầm 5 ngày có hoạt tính chống oxy hóa tốt cho tim cao hơn tỏi tươi. Cũng giống như cách phytochemicals ngăn hoạt động của các chất gây ung thư, tỏi mọc mầm cũng đẩy mạnh hoạt động của enzym và ngăn chặn các hoạt động dẫn đến sự hình thành mảng bám - tác nhân quan trọng dẫn đến bệnh tắc nghẽn tim, bảo vệ cơ thể khỏi các cơn đau tim.

2.4 Chống lão hóa

Với khả năng loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể bằng chất chống oxy hoá có trong quá trình mọc mầm của tỏi. Sử dụng tỏi đã mọc mầm thường xuyên sẽ giúp cơ thể bạn ngăn chặn sự xuất hiện của các nếp nhăn, đồng thời giảm thiểu sự suy thoái của các cơ quan trong cơ thể.

Hy vọng những thông tin về tỏi mọc mầm được chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu biết hơn về công dụng quý báu của thực phẩm này và sử dụng đúng cách để có được cơ thể luôn khoẻ mạnh.

Ánh Dương

Theo tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/thuoc-va-suc-khoe/thuoc-va-suc-khoe/than-duoc-toi-moc-mam-khac-tinh-cua-benh-ung-thu-27628/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY