Tác dụng của dâu tằmxml:namespace prefix="o" />
Dâu tằm cung cấp nhiều sắt, canxi, vitamin A, C, E, K, folate, thiamin, pyridoxine, niacin và chất xơ. Theo Đông y, dâu tằm có thể chế biến thành nhiều món ăn bài thuốc mang lại lợi ích cho sức khỏe.
Công dụng nổi bật nhất của quả dâu tằm là chữa mất ngủ, ù tai, chống bạc tóc, chữa ho, bổ thận, dưỡng huyết,...Đối với những người thường xuyên táo bón, nên ăn hoặc uống dâu tằm để cải thiện tình trạng bệnh. Nước dâu tằm còn có tác dụng giải rượu rất tốt. Trẻ nhỏ cũng nên uống nước dâu tằm để loại bỏ mồ hôi trộm.
Cách ngâm dâu tằm
Chuẩn bị:
- 1kg dâu tằm chín mọng không bị dập nát.
- 500gr đường trắng.
- Bình nhựa hoặc bình thủy tinh.
Thực hiện:
- Cắt bỏ cuống dâu, ngâm nước muối pha loàng khoảng 15 phút sau đó rửa sạch nhẹ nhàng tránh làm nát dâu, vớt dâu ra rổ sạch để ráo nước.
- Nấu một nồi nước sôi, khi còn nóng khoảng 80 độ, dội qua rổ dâu (cách này giúp dâu khi ngâm lâu không bị mốc hay nổi váng).
- Rải một lớp đường vào lọ, tiếp đến một lớp dâu cho đến hết. Trên cùng rải thêm một lớp đường.
- Để khoảng vài ngày, khi dâu tan hết đường, lấy muôi lọc để rây và lấy nước cốt đun sôi cho đến khi có độ sánh.
- Để nguội sau đó chắt nước dâu vừa đun vào lọ và bảo quản trong tủ lạnh để uống dần ( cách này giúp nước dâu được bảo quản lâu hơn).
- Phần quả dâu có thể đem xay nhuyễn, làm thành mứt dâu thưởng thức cùng bánh mì hoặc làm nguyên liệu chế biến các loại bánh.
- Tuy nhiên nếu bạn ngâm ít dâu, có thể để nguyên không chắt nước dâu và để bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Khi uống nên pha thêm với nước và cho thêm đá sẽ rất ngon
Thu Hương
Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình
Chủ đề liên quan: