Kinh tế xã hội hôm nay

Thủ phủ mai vàng thấp thỏm chờ Tết

Thời tiết lạnh kéo dài bất thường ở Bình Định khiến nhiều người trồng mai ở thị xã An Nhơn - nơi mệnh danh là thủ phủ mai vàng miền Trung đang phập phồng lo lắng.

Thời điểm này, người trồng mai ở thị xã An Nhơn (Bình Định) đang tất bật ngoài đồng dồn sức chăm mai để kịp bán vào dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, hiện thời tiết khó đoán khiến người trồng mai cũng lo lắng.

Đang lặt lá khoảng 700 gốc mai bán thị trường ngoài phía Bắc, anh Nguyễn Ngọc Hải (41 tuổi, ở thôn Trung Định, xã Nhơn An) cho biết: "Năm nay, thời tiết cũng khó đoán, hiện giờ thời tiết lạnh có mưa phùn nhưng sợ 1-2 ngày đến trời nắng, nếu mình lặt lá sớm thì cây mai nở sớm, còn không khí lạnh kéo dài thì mai không nở. Hiện tại, khách hàng ở Bắc và Nam đã đặt hàng 2.000 chậu của gia đình".

Người trồng mai ở thị xã An Nhơn (Bình Định) đang dồn sức chăm mai chuẩn bị cho vụ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.

Trong khi đó, ông Giang Phong Hào (57 tuổi, thôn Háo Đức, xã Nhơn An, thị xã An Nhơn), một chủ vườn mai, cho rằng thời tiết hiện tại không quá khắc nghiệt đối với sự sinh trưởng của cây mai. Dù mưa phùn nhưng không quá lạnh nên cây mai xanh tốt, nụ nhiều.

Theo ông Hào, dự kiến năm nay gia đình ông xuất bán 3.000 chậu, giá bán tùy thuộc vào mỗi loại mai. Cây nhiều năm tuổi và đẹp thì giá khác, cây ít năm tuổi giá khác.

Người dân "tuyển chọn" những cây mai đẹp từ vườn đưa lên khu vực tập trung để chuẩn bị bán đi khắp cả nước.

"Tuy nhiên, năm nay do tình hình dịch Covid-19 nên vườn cũng không xuất bán vào trong Nam được, vì những bãi bán hoa người ta không cho thuê sợ tập trung đông người và người ở nơi khác tới. Như mọi năm thì thời điểm này vườn đã xuất bán vào TPHCM 5-7 chuyến rồi", ông Hào cho hay.

Theo ghi nhận, không khí tại các làng mai tại thị xã An Nhơn rất nhộn nhịp. Hiện, các chủ vườn mai ở đây đang tất bật lặt lá, chăm sóc mai. Nhiều chủ vườn cũng thuê xe lôi, đưa mai lên dọc tuyến tránh quốc lộ 1A qua địa bàn này để bày bán mai Tết.

Ông Đặng Xuân Ngữ, người trồng mai ở thôn Háo Đức lo lắng vì thời tiết khắc nghiệt, cộng với tình hình phức tạp của dịch Covid-19, khiến người mua mai chậm hơn năm trước.

Theo người trồng mai ở xã Nhơn An, hầu như nhà nào cũng trồng mai. Nghề trồng mai góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho người dân trên địa bàn. Bước vào vụ Tết, ngoài lực lượng lao động trong nhà, chủ vườn còn thuê thêm lao động ở ngoài để lặt lá.

Bình quân với công việc lặt lá mai, các lao động kiếm được 160 ngàn đồng/ngày. Công việc góp phần tạo thêm thu nhập cho người dân địa phương, nhất là lao động nữ cao tuổi lúc nông nhàn.

Nghề lặt lá mai cũng tạo việc làm và thu nhập cho lao động nữ nông thôn mỗi dịp cuối năm.

Theo Phòng Kinh tế thị xã An Nhơn, trên địa bàn thị xã có khoảng 1494 hộ trồng mai, với diện tích 145ha, số chậu mai hiện có khoảng 1,6 triệu. 11/15 xã, phường trên địa bàn thị xã có trồng mai, nhưng tập trung ở 2 xã Nhơn An và Nhơn Phong.

Ông Bùi Văn Cư, Phó Chủ tịch UBND thị xã An Nhơn (Bình Định) cho hay, việc bán mai Tết năm nay của người trồng mai ở thị xã chậm hơn so với mọi năm. Do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên đã ảnh hưởng đến sức mua. Những năm trước, từ đầu tháng 11 Âm lịch thì thương lái các nơi đến địa bàn để thăm dò và mua mai rất đông, nhưng năm nay người đến mua ít hơn và chậm.

Ngoài ra, do điều kiện thời tiết lạnh kéo dài cả tháng nay nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc dự đoán, dự báo việc lặt lá mai để kịp bông để phục vụ Tết, cũng gây nhiều khó khăn.

Mai vàng được bày ven quốc lộ 1A đoạn qua thị xã An Nhơn, Bình Định.
Tất bật lặt lá mai để đưa ra thị trường các tỉnh phía Bắc.

Theo Dân trí

Mạng Y Tế
Nguồn: PetroTimes (https://petrotimes.vn/thu-phu-mai-vang-thap-thom-cho-tet-594401.html)

Tin cùng nội dung

  • (MangYTe) - Bốn nữ nghệ sĩ có tên trong danh sách đề cử giải Mai Vàng 2019, gồm: NSND Thanh Ngân, NSƯT Thoại Mỹ, NS Diệu Nhi và Khả Như đều hồ hởi trước tin vui mà bạn đọc báo NLĐ dành cho họ.
  • Ca sĩ Cẩm Vân nói chị rất hạnh phúc khi nhớ về Giải Mai Vàng mình được nhận lần đầu của 25 năm trước
  • Nhìn chung, kết quả phản ánh trung thực đời sống văn hóa nghệ thuật trong năm. Những nghệ sĩ, tác phẩm được vào vòng bầu chọn đều có hoạt động nổi bật, không chỉ được công chúng yêu thích mà giới chuyên môn cũng nhìn nhận, đánh giá cao
  • Ở Campuchia và Lào, các lá non thường được dùng làm rau ăn sống. Ở Nam Việt Nam, người ta ngâm vỏ cây này vào rượu để chiết những chất có vị đắng, làm Thuốc bổ đắng, lợi tiêu hoá
  • Ngày xửa... Ngày xưa... Có một cô bé rất giàu lòng yêu thương. Cô yêu bố mẹ mình, chị mình đã đành, cô còn yêu cả bà con quanh xóm, yêu cả ba ông Táo bằng đá núi đêm ngày chịu khói lửa để nấu cơm, hầm ngô, nướng thịt cho mọi người ăn. Một lần, thương ba ông Táo, trời đã nóng lại chịu lửa suốt ngày đêm, cô bé mới lên năm ấy đã lấy một gáo nước to dội luôn lên đầu ba ông.
  • Từ cậu bé bán Thu*c lá dạo, cày thuê cuốc mướn nhưng với quyết tâm và nỗ lực của bản thân, Trương Nguyện Thành đã trở thành giảng viên của đại học nổi tiếng ở Mỹ.
  • (MangYTe) - Sáng 25/4, PV ADZ đã trao tới chị Nguyễn Thị Lựu, vợ của anh Lê Văn Nhẫn (trú thôn Lương Thọ 1, xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) – nhật vật trong bài “Rượu vào lời ra, cả nhà gặp chuyện bi thảm” số tiền 14.300.000 đồng.
  • (MangYTe) - “Bây giờ còn nước còn tát, chồng em sống được ngày nào hay ngày đó để con em vẫn có cha. Nhiều lúc con hỏi bố đâu mà em không biết trả lời với con như thế nào cả”, chị Lựu rơm rớm nước mắt.
  • Cháu bé nhập viện vẫn tỉnh táo với các triệu chứng bệnh tay chân miệng, nhưng nửa ngày sau đã biến chứng viêm cơ tim cấp, phù phổi rồi qua đời.
  • Các ổ dịch xuất hiện tại TP. Quy Nhơn, huyện Phù Mỹ, Tuy Phước, Phù Cát, Hoài Ân, Tây Sơn. Trường học là nơi dịch lây lan nhanh nhất.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY