Picasso sinh ra để vẽ. Từ khi vừa biết cầm nắm, đồ chơi yêu thích của ông đã là cây cọ. José Ruiz Blasc, cha của Picasso cũng là họa sĩ. Ông sớm nhận thấy sở trường của con trai và đào tạo ông theo nghiệp nghệ thuật.
Mới lên 10 tuổi, Picasso đã có các tác phẩm hội họa ấn tượng. Blasc kiêu hãnh tuyên bố, tài vẽ của con trai đã vượt qua cha. Năm 16 tuổi, Picasso vào Học viện Mỹ thuật Hoàng gia Tây Ban Nha.
Pablo Picasso (1881 - 1973)
Năm 26 tuổi, picasso ấn định bản sắc bằng bức tranh lập thể les demoiselles d'avignon. thế giới hội họa gần như phát cuồng bởi tài năng vô địch của họa sĩ trẻ mới nổi này. picasso có tầm nhìn xa và cực kỳ kiêu ngạo.
Anh không vẽ theo gu thẩm mỹ đương thời mà mở ra một xu hướng hoàn toàn mới, tự tin đánh gục mọi cặp mắt.
Bên cạnh tài năng thiên bẩm, Picasso còn siêu may mắn. Nhờ có cha là họa sĩ danh tiếng, ông sớm tiếp xúc với giới hội họa, được toàn các bậc thầy chỉ bảo tận tình.
Hầu hết các bức tranh của Picasso đều kích hoạt trí tưởng tượng của người xem, khiến họ phiêu trong cõi mơ mộng, mê đắm chúng đến không dứt ra được.
Ngay từ thời Picasso còn sống, tranh của ông đã luôn nằm trong top những bức họa được yêu thích nhất. Nhờ chúng, Picasso giàu sụ, sống sung túc suốt đời. Sau khi ông qua đời, các tác phẩm hội họa lại càng thêm đắt giá.
Năm 2004, bức Garçon à la pipe của Picasso còn chốt đấu giá ở mức 104 triệu dollar, giành kỷ lục bức tranh đắt nhất thế giới.
Suốt 92 năm cuộc đời, Picasso không một lần đánh mất đam mê nghệ thuật. Ông liên tục vẽ và điêu khắc, để lại hàng trăm tác phẩm nổi bật.
Từ nhỏ, Picasso đã tỏ ra hứng thú với nghệ thuật cắt dán giấy. Thế giới hội họa vẫn giữ được một tranh dán giấy từ năm 8-9 tuổi của ông, cắt dán hình chú chó và con chim bồ câu.
Kiệt tác cắt dán giấy Femmes à leur toilette của Picasso
Suốt những năm thiếu niên, picasso không ngừng chơi cắt dán giấy. cậu thích sáng tạo xếp giấy, cắt hoặc xé thành hình hoa quả, động vật, chuỗi vũ công nhảy múa, đầu lâu, con dao, cái nĩa…
Năm 56 tuổi, Picasso kỳ công cắt dán kiệt tác giấy khổng lồ: Femmes à leur toilette, trên khung tranh rộng hẳn 4,48m. Chỉ với 2 chất liệu là keo màu và giấy gián tường, ông chứng minh tranh giấy dán cũng có thể đạt đỉnh cao nghệ thuật.
Kế tiếp, Picasso lấy tác phẩm hội họa Le Déjeuner sur l’herbe của cố họa sĩ người Pháp Édouard Manet (1832-1883) làm mẫu, sao chép qua tranh vải rồi chuyển sang bìa cứng.
Có một thời gian, ông còn hứng thú với đốt giấy, thích dùng bật lửa và khăn giấy, châm đốt một vài vị trí tạo ra hình ảnh như ý.
Như một phần của say mê cắt, xé, đốt giấy, Picasso yêu thích rác giấy đến phát cuồng. Ông không đời nào vứt bỏ giấy đã qua sử dụng, bao gồm từ giấy nháp bản vẽ đến sách báo cũ, giấy gói quà, hóa đơn, vé xe… thậm chí là cả giấy lau miệng.
Bất cứ là tại xưởng vẽ hay biệt thự nghỉ ngơi xa hoa, Picasso đều sống chung với rác giấy. Xung quanh ông luôn la liệt đủ các thể loại rác giấy, và mỗi cái đều được đối xử hết sức trân trọng. Chúng được xếp cẩn thận trên sàn, bàn làm việc.
Khi các chồng rác giấy quá cao, có nguy cơ đổ, picasso sáng tạo biện pháp giữ rác giấy mới: treo lên trần nhà. ông thiết kế những cái móc như chùm đèn, treo rác lủng lẳng.
Nơi làm việc của Picasso luôn la liệt rác giấy
Mỗi lần đọc báo hay bưu thiếp, Picasso chăm chú quan sát các bức tranh, ảnh minh họa, trang trí. Ông vừa ngắm nghía vừa suy nghĩ thêm đường nét vẽ chồng lên, biến chúng thành những hình mới độc đáo, đẹp lạ lùng.
Với Picasso, vẽ chồng lên tranh ảnh minh họa, tranh trí vừa là một thú vui, vừa như cách bày tỏ cảm nhận sau khi đọc. Vẽ xong, ông lại xếp hoặc treo chúng lên, cẩn thận giữ gìn như tất cả các "báu vật" rác giấy khác.
"Picasso thích được rác giấy vây quanh,"- Ann Dumas, nhà triển lãm Picasso và Giấy (Picasso and Paper) tại London, Anh cho biết.
"ông ấy luôn giữ gìn mọi đồ vật, giấy phác thảo và giấy rác một cách có chủ ý". và cái "chủ ý" đó của picasso chính là củng cố suối nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. ông luôn tìm thấy hứng thú muốn vẽ mỗi khi ngắm đống rác giấy bề bộn quanh mình.
Khi Picasso qua đời, trong xưởng vẽ và nhà riêng của ông tích lũy hàng ngàn loại rác giấy khác nhau. Hiện tại, một số chúng vẫn được giữ gìn.
Thỉnh thoảng, Đại học Hoàng gia London lại mở cuộc trưng bày Picasso và Giấy, giới thiệu đến các thế hệ sau thói quen độc lạ của nhà họa sĩ hấp dẫn mọi thời đại này.
Chủ đề liên quan:
cảm hứng cố gắng thế nào cũng khó làm nên việc lớn cội nguồn danh họa dù năng lực tài giỏi đến đâu gu thẩm mỹ Hoàng gia Tây Ban Nha Không làm được 4 việc này Người Tây Ban Nha nguồn cảm hứng sáng tạo tầm nhìn xa tây ban nha Trường phái lập thể VŨ HUẾ yêu thích nhất