Bạn nên biết hôm nay

5 phát minh y học được trao giải sáng tạo JDA 2015

Năm 2007, triệu phú người Anh James Dyson, cha đẻ máy hút bụi Bagless đã đứng ra thành lập giải thưởng James Dyson Award (JDA) nhằm khuyến khích tính sáng tạo trong lĩnh vực công nghiệp và công nghệ.
Năm 2007, triệu phú người Anh James Dyson, cha đẻ máy hút bụi Bagless đã đứng ra thành lập giải thưởng James Dyson Award (JDA) nhằm khuyến khích tính sáng tạo trong lĩnh vực công nghiệp và công nghệ. Năm 2015 có nhiều phát minh được lọt vào danh sách ngắn trao giải JDA, trong số này có 5 phát minh liên quan đến lĩnh vực y học.

Nhãn Bump Mark

Đứng đầu danh sách giải JDA 2015 là phát minh mang tên Bump Mark của nữ sinh viên 23 tuổi Solveiga Pakstaite đến từ Đại học Brunel, Anh. Đây là loại bao gói thông minh giúp người dùng phân biệt chất lượng thực phẩm đựng bên trong. Nguyên lý làm việc của nhãn Bump Mark tương đối đơn giản nhưng hiệu quả, sử dụng gelatine, một loại protein có thể bị phân rã nếu chất lượng bên trong suy giảm hay hết hạn. Nhãn được dán vào bao bì lúc đóng gói, ban đầu sờ lên có cảm giác mịn màng nhưng theo thời gian, nhất là khi thực phẩm biến chất, hết đát (hạn sử dụng) nhãn sẽ thô ráp, bong ra báo hiệu cần loại bỏ. Lợi thế của nhãn Bump Mark là không thể che giấu, kể cả những người khiếm thị cũng có thể nhận biết được bằng tay nên tin cậy hơn các loại nhãn truyền thống. Loại nhãn này rất hợp cho ngành y dược, thực phẩm và các ứng dụng tương tự khác... Ngay sau khi được trao giải JDA.

Bút cảnh báo cháy nắng Suncayr

Nhóm nghiên cứu sinh viên Đại học Waterloo Canada vừa cho ra đời một sản phẩm độc đáo có tên Suncayr. Đây là loại bút cảnh báo nếu phơi nắng quá nhiều. Nó ưu việt và tiện hơn so với các thiết bị hiện có như vòng đeo tay hay các phương pháp truyền thống khác. Khi viết lên da, nếu đổi màu có nghĩa người dùng cần bôi thêm kem chống nắng hoặc tìm nơi tránh nắng. Suncayr sử dụng một loại mực cực nhạy, có khả năng phản ứng nhanh với tia UV. Khi ra nắng, chỉ cần dùng bút vẽ hình bất kỳ lên da trước khi bôi kem chống nắng, nếu mực vẫn còn màu xanh lá cây, có nghĩa kem chống nắng còn tác dụng. Ngược lại, mực chuyển màu đỏ là cần bổ sung kem chống nắng hoặc nên tránh nắng ngay.

Thiết bị Luke Stairwalker giúp người già leo cầu thang

Trong khi hầu hết chúng ta lên xuống cầu thang dễ dàng thì có không ít người, nhất là nhóm bị chấn thương, người già gặp nhiều khó khăn khi lên xuống. Để giúp nhóm người này đi lại dễ dàng và hợp với hoàn cảnh kinh tế của đại đa số cộng đồng, nhóm sinh viên người Đức do Alexander Abele chủ trì đã thiết kế thành công một thiết bị giúp người già, tàn tật leo cầu thang dễ dàng có tên là thiết bị Luke Stairwalker.

Trước khi cho ra đời thiết bị Luke Stairwalker, nhóm đề tài đã tiếp xúc với nhóm người già, đặc biệt những người khó khăn khi leo cầu thang và phát hiện thấy tay vịn cầu thang thông thường gây khó khăn và không thể hỗ trợ cho những người đau đầu gối hoặc bị hỏng khớp gối lên xuống. Luke Stairwalker có thiết kế giống như một đường ray có tay vịn chuyên dụng cho phép người già có thể leo cầu thang dễ dàng mà không cần đến người hỗ trợ.

Giường Flipod cho bệnh nhân liệt

Một trong những nan giải trong lĩnh vực chăm sóc nhóm bệnh nhân liệt giường hiện nay là làm sao giảm thiểu đau đớn, giúp người bệnh cử động dễ dàng, dễ thở do nằm quá lâu trong một vị trí nhất định. Hiện tại, để làm được điều này, đòi hỏi người chăm sóc phải thức khuya, dậy sớm và do lâu ngày gây mệt mỏi cho cả hai. Ngược lại nếu mua sắm các loại giường hiện đại cũng không phù hợp. Để giảm bớt gánh nặng chăm sóc và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh, Chow Wai Tung Eason, sinh viên thiết kế công nghiệp ở Đại học Quốc gia Singapore đã phát minh ra một sản phẩm có cơ chế hoạt động giống như túi không khí mini, có tên Flipod. Thực chất là miếng dán quấn quanh lưng của người bệnh. Khi dùng chỉ cần nhấn một nút thì một trong hai túi khí bung ra, làm xoay cơ thể. Sau khi cơ thể nâng lên, các túi khí này thực hành thao tác mô phỏng chuyển động cơ bắp, giúp người bệnh xoay chuyển được và làm người bệnh dễ chịu hơn.

Ứng dụng EyeCheck phân biệt bệnh về mắt

Mới đây, hai sinh viên bách khoa Canada là Ashutosh Syal và Daxal Desai đã bỏ ra một năm nghiên cứu, trình làng một ứng dụng trên điện thoại di động, giúp các bác sĩ nha khoa phát hiện nhanh thị lực và các loại bệnh về mắt. Ứng dụng có tên EyeCheck, phù hợp cho việc khám chữa bệnh mắt ở các nước đang phát triển, nơi bệnh về mắt đang gia tăng trong khi đó lại thiếu các dịch vụ y tế và bác sĩ trầm trọng.

Ứng dụng EyeCheck phù hợp cho điện thoại thông minh và nhờ một số hình ảnh về đôi mắt nên nó có thể chẩn đoán được bệnh cận, viễn thị hoặc mắt bị mờ đục, dấu hiệu sớm của bệnh tăng nhãn áp hoặc ung thư. Đơn giản, nếu có hình lưỡi liềm ở đỉnh con ngươi, thì người đó mắc bệnh cận thị; nếu có một lưỡi liềm ở phía dưới thì bị viễn thị. Sau khi phân tích, máy ảnh độc lập của EyeCheck sẽ chụp lại hình ảnh bất kỳ liên quan đến thị lực, phân tích và đưa ra khuyến cáo nên dùng loại kính phù hợp. Với EyeCheck thời gian khám mắt sẽ được rút ngắn, tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho khách hàng, có thể giảm thời gian chờ khám từ 20 phút đến 2 hoặc 3 giờ đồng hồ.

(Theo Smithsonianmag, 3/2015)

Khắc Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-5-phat-minh-y-hoc-duoc-trao-giai-sang-tao-jda-2015-6402.html)
Từ khóa: phát minh y học

Chủ đề liên quan:

giải phát minh y học sáng tạo

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY