Tâm sự hôm nay

Giải thích kỹ với bệnh nhân để tránh hiểu nhầm

Mới đây, ở Cần Thơ, người nhà bệnh nhân thắc mắc, sao: “Nói cắt ruột thừa cho con tôi nhưng rốt cục là cắt buồng trứng?”.
Mới đây, khi đưa đứa cháu đến khám tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM, điều làm tôi ngạc nhiên là cô bác sĩ sau khi khám cho cháu xong, nói bệnh được chẩn đoán, Thu*c sẽ cho và cách chăm sóc cháu, rồi hỏi: “Người nhà có cần hỏi gì không?”. Khi người nhà hỏi một câu, bác sĩ này trả lời, rồi hỏi tiếp: “Có cần hỏi gì nữa không?”. Tuy thái độ của nữ bác sĩ không thật niềm nở nhưng cách tiếp xúc với người nhà như vậy khiến tôi rất hài lòng.

Nói thái độ và cách làm việc của bác sĩ kia làm hài lòng thì đã rõ, còn ngạc nhiên? Ngạc nhiên bởi việc khám chữa bệnh hiện nay diễn ra như thể rất vội vàng (dù không phải là trường hợp cấp cứu). Vừa qua, nhiều trường hợp người nhà bệnh nhân thắc mắc, kiểu: “Tại sao lại cho người nhà tôi điều trị vài ba ngày rồi lại cho về, rồi lại cho nhập viện, rồi lại cho về, rồi lại nhập viện?”. Hay mới đây, ở Cần Thơ, người nhà thắc mắc, sao: “Nói cắt ruột thừa cho con tôi nhưng rốt cục là cắt buồng trứng?”. Mọi việc hiểu lầm là do người nhà trước đó không được giải thích, hoặc không được giải thích rõ.

Đó là chuyện người nhà có đơn thư thắc mắc, còn rất nhiều trường hợp không nói ra nhưng trong bụng hết sức phân vân. Mới đây, một bệnh nhân ở Tây Nguyên xuống Sài Gòn khám tai - mũi - họng vì thường đau đầu, ù tai. Khám xong, bác sĩ ở phòng mạch cho Thu*c nhưng không giải thích là bệnh gì, chỉ đưa số điện thoại và dặn nếu cần cứ gọi. Bệnh nhân phân vân nhưng chưa kịp hỏi gì thì bác sĩ cho kêu người khác vào. Về nhà, bệnh nhân dùng Thu*c được dăm ngày thì ngưng uống tiếp, dù chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

Đó là trường hợp điển hình cho việc khám bệnh hiện nay, nhất là nơi phòng khám quá tải, đông đúc. Thông thường người bệnh đợi được đến lượt khám, thầy Thu*c khám và cho toa, dặn dò nhanh chóng (hoặc việc dặn dò đã viết, hoặc in trong toa Thu*c), bệnh nhân chưa kịp hỏi thì cuộc khám đã xong.

Ngoài ra, cũng không kém phổ biến là bệnh nhân không biết nên hỏi cái gì, bằng cách nào, trong lúc bác sĩ của mình lúc nào cũng có vẻ vội, nhiều người đang xếp hàng đợi đến lượt. Một bác sĩ nói: “Tất cả là do văn hóa khám bệnh, ngoài việc nạn quá tải ở bệnh viện khiến ai cũng vội trong việc (khám chữa bệnh) lẽ ra không nên vội”.

Không những thế, “việc xác lập quan hệ giữa bệnh nhân và thầy Thu*c hiện nay vẫn chưa rõ ràng, thường là quan hệ một chiều, không có sự trao đổi qua lại”, một chuyên gia quản lý y tế nói. Chuyên gia này cho biết thêm: “Lẽ ra phải xác lập “quyền của bệnh nhân trong khám chữa bệnh”, trong đó được hỏi là quan trọng, như: “Bệnh của tôi là bệnh gì? Dùng Thu*c như vậy có tác dụng phụ gì? Tại sao phải phẫu thuật mà không dùng phương pháp khác?”…

Không phải thầy Thu*c nào, cơ sở y tế nào cũng coi nhẹ việc giải thích cho bệnh nhân. Tuy nhiên, sự giải thích kỹ lưỡng thông thường chỉ có với bệnh nhân mang trọng bệnh, còn với bệnh được cho là nhẹ, thầy Thu*c chỉ dặn qua loa. Để tránh hiểu nhầm, để việc khám chữa bệnh được tốt hơn, đã đến lúc người thầy Thu*c khuyến khích bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân… hỏi, như trường hợp của bác sĩ nói ở trên.

Thế Phong

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-giai-thich-ky-voi-benh-nhan-de-tranh-hieu-nham-5682.html)

Chủ đề liên quan:

bệnh nhân giải tránh hiểu nhầm

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY