Với người viêm gan mạn tính
Nên ăn uống gần như bình thường, tránh ăn kiêng quá mức. Ăn nhiều rau quả và trái cây để có đủ chất xơ, cũng như ăn nhiều đạm, nhất là đạm thực vật.
Uống bổ sung thêm vitamin nhóm B và khoáng chất như kẽm, selen. Không nên uống hay ăn những thực phẩm chứa nhiều chất sắt để tránh ứ đọng sắt trong gan.
Ăn các thức ăn dễ tiêu, tránh thức ăn có nhiều chất béo, tránh các thực phẩm lạ, dễ gây dị ứng. Số bữa ăn: 3-4 bữa/ngày.
Ảnh minh họa |
Với người viêm gan B cấp tính
Cần ăn thành nhiều bữa (6-7 bữa/ngày), tránh ăn quá no Tránh ăn những thức ăn khó tiêu có nhiều gia vị, dầu mỡ như tiêu, ớt, đồ ăn chiên rán Nên uống nhiều nước rau quả, đặc biệt không uống rượu, bia, cà phê, thuốc lá.
Với người bị xơ gan
Các chất đa sinh tố, acid folic, kẽm, selen được khuyến khích sử dụng nhất trong những trường hợp xơ gan do rượu. Tùy vào giai đoạn xơ gan còn bù hoặc mất bù (các tế bào gan còn lại không thể gánh vác hay thực hiện các chức năng của một lá gan bình thường), cần giảm từ 20-25% năng lượng. Cung cấp các vitamin nhóm B, vitamin K, ăn nhạt tương đối.
Giai đoạn phục hồi
Sáng: Cháo gạo tẻ 30g, thịt nạc 30g, trái cây 100g
Trưa: Hai chén cơm, 50g thịt bò xào với 5g hành tây, 5g nấm mèo, 30g cà rốt, 20g đậu cô ve và một chén canh rau xanh
Chiều: Hai chén cơm, 100g đậu hũ, 50g sốt cà chua, 50g tôm ram, một chén canh rau xanh, 100g trái cây tươi
Tối: 200ml sữa tươi.
Bình Nguyên
Theo tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: