Dinh dưỡng hôm nay

Thực hư… gạo lứt muối vừng

Chuyện ăn gạo lứt muối mè để dưỡng sinh hay chữa bệnh không còn là lạ với nhiều người. Có người lấy làm tâm đắc, cũng có người tỏ vẻ hoài nghi khiến việc ăn gạo lứt muối vừng thành ra... huyền bí.

Thành phần của gạo lứt gồm có: chất bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin B1, B2, B3, B6 và các axit như: pantotenic, paraaminobenzoic, chất canxi, sắt, magie, selen, glutathiôn, kali và natri...

Trong dầu mè có viatamin H, E, K, tiền vitamin A cùng các chất phốt pho, chất béo chưa bão hòa. Chất selen có khả năng ngăn ngừa mầm ung thư, chất glutathion phòng nhiễm bụi phóng xạ. Axit pantotenic giúp tăng chức năng của vỏ não, chống viêm da, u bướu ác tính nên việc duy trì một chế độ ăn gồm toàn gạo lứt.

Nói huyền bí cũng không ngoa khi một số người bệnh đã vái thầy thuốc tứ phương không thành lại sống khỏe nhờ phương pháp đơn giản - ăn gạo lứt muối vừng (phương pháp thực dưỡng Osawa, xuất xứ từ Nhật Bản). Điều này được lý giải một phần từ việc ăn uống chính là nguyên nhân sinh ra mọi bệnh tật, thì đương nhiên hạn chế ăn uống sẽ giúp đẩy lùi bệnh tật.

Cao lương mỹ vị không còn... thiết thaxml:namespace prefix="o" />

Xu hướng ẩm thực thời gian gần đây là “quay về với thiên nhiên”. Người ta không còn mấy “thiết tha” với những món cao lương mỹ vị mà lại “khép mình” vào những món ăn mộc mạc với mục đích là để dưỡng sinh và chữa bệnh.

Nghe có vẻ đơn giản! Với người bình thường, chỉ cần ăn uống thanh đạm, ít thịt nhiều rau, nhiều chất xơ, uống nhiều nước, không uống các chất kích thích, kết hợp với luyện tập thể dục thể thao là có thể nâng cao được sức khỏe. Nhưng, phương pháp thực dưỡng là cả một quá trình gian nan và phải có một chế độ luyện tập khắt khe, bệnh tật mới có thể được đẩy lùi.

Chị Phạm Thị Ngọc Trâm (số 103 ngõ Thái Thịnh 2, Thái Thịnh, Hà Nội) là trường hợp như vậy. Hồi nhỏ, có thời gian dài chị ăn thịt chim, ếch, ba ba và những loại thịt có nhiều chất đạm, đến lúc cơ thể chị thừa năng lượng không chuyển hóa được nên phát bệnh: người gầy rộc, mụn mọc đầy, da xanh bủng, tính khí trở nên nóng nảy. Chị đi các bệnh viện, ăn kiêng, ăn chay đủ cách cũng không khỏi.

Một lần chị tình cờ đọc cuốn sách nói đến phương pháp thực dưỡng, ăn gạo lứt muối vừng tốt cho người bị bệnh. Từ đó, chị áp dụng vừa ăn, vừa tìm hiểu và điều chỉnh phù hợp với tình trạng của cơ thể. Gần 18 năm, chị chỉ ăn gạo lứt muối vừng kết hợp với thiền. Sức khỏe chị dần phục hồi, nhanh nhẹn trở lại. Giờ thì gạo lứt muối vừng là món duy nhất trong “thực đơn suốt đời” của chị.

Câu chuyện của chị Nguyễn Minh Thu, giáo viên CLB Yoga Trinetrá khởi đầu là sự suy sụp, thất vọng của người bị bệnh ung thư đã di căn và kết thúc là trở thành một người khỏe mạnh về thể chất và tinh thần, nhờ ăn theo phương pháp thực dưỡng, luyện tập Yoga. Chị tham gia nhiều hoạt động và luôn cảm thấy vui vẻ, ý nghĩa nhưng không lúc nào bị “cám dỗ” bởi cao lương mỹ vị mà vẫn trung thành với phương pháp ăn gạo lứt muối mè.

Cả hai chị đều khẳng định, phương pháp thực dưỡng có những yêu cầu khắt khe về chế độ ăn. Để có kết quả phải kiên trì trong nhiều năm, có khi phải ăn đến suốt đời chứ không phải là ý thích nhất thời. Thường thì đó là những người bị nhiều bệnh, bệnh nặng không thể chữa khỏi như: ung thư, tim mạch, đái tháo đường... với hi vọng có cơ hội được sống mới giúp họ thêm quyết tâm để theo đuổi đến cùng phương pháp này.

Trước khi “nhập môn” cần phải tìm hiểu kỹ về cách ăn, thời gian ăn và phải xem có phù hợp với cơ thể từng người hay không. Không phải ai cũng ăn được và không phải đối tượng nào áp dụng cũng mang lại hiệu quả. Thế nên mới có người khẳng định đã thành công – đẩy lùi bệnh tật và không ít người do thiếu hiểu biết làm theo không tìm hiểu gây phản tác dụng – bệnh không khỏi mà còn “mua” thêm bệnh vào người.

“Nhập môn”... gạo lứt muối vừng

Nói cách khác đó là cách ăn thế nào cho đúng, cho phù hợp với từng loại bệnh, từng đối tượng lứa tuổi, từng giai đoạn để cơ thể cảm thấy khỏe lên chứ không ốm yếu đi. Ăn theo phương pháp thực dưỡng là chữa bệnh theo phương pháp tự nhiên không dùng thuốc và với từng loại bệnh thời gian ăn khác nhau, thậm chí phải ăn suốt đời nếu là bệnh nan y. Người thực hiện theo cách ăn có thể tâm tính trở nên điềm đạm, hài hòa hơn và đặc biệt là không có nhu cầu nhiều trong ăn uống.

Phương pháp thực dưỡng được chia ra thành 9 thực đơn, hay cách gọi khác là 9 số, trong các thực đơn này, thành phần chính là gạo lứt muối vừng. Mỗi số có tỉ lệ các thành phần gạo lứt, muối vừng, rau quả khác nhau, tùy thuộc vào sự khả năng tiến triển sức khỏe tốt của người bệnh.

Theo kinh nghiệm của chị Thu, ban đầu ăn hoàn toàn gạo lứt muối vừng (số 7) hầu hết người bệnh sẽ rất khó khăn, mệt mỏi và phải chấp nhận gầy, suy nhược. Trong khi ăn phải hạn chế dùng nước, chỉ được dùng trà gạo lứt rang và trà bancha (thức uống chính trong phương pháp thực dưỡng) với một tỉ lệ nhất định. Dần dần cơ thể sẽ phục hồi. Trong thời gian ăn phải chú ý theo dõi đường phân, nếu có màu vàng cánh rán, khuôn nổi thì các thức ăn đã cân bằng, sức khỏe tốt. Nếu táo bón thì cơ thể bị nóng, nhiệt cần điều chỉnh bằng cách tập trung vào ăn, nhai càng kỹ càng tốt để dịch vị tiết ra giúp tiêu hóa tốt. Trước khi đi ngủ có thể nhai kỹ 3-4 thìa vừng hoặc uống một thìa dầu vừng, vì vừng có lượng đạm nhiều. Với những người tính tình nóng nảy có thể ăn kết hợp với uống nước hoặc ăn các sản phẩm khác từ gạo lứt như bánh đa, bún, kê...

Đối với người bị ung thư vú ăn cơm gạo lứt muối vừng với trà bồ công anh, trà gạo rang sau 4 tháng có thể ngừng một thời gian và tiếp tục duy trì đến cuối đời. Người bị bệnh tim mạch, thấp khớp dạ dày, ăn gạo lứt muối vừng trong 3 tháng 10 ngày, có tác dụng lọc hết máu độc trong cơ thể. Sau đó, ăn trở lại theo phương pháp số 6 (ăn gạo lứt muối mè và thêm 10% rau). Người gầy muốn tăng cân có thể ăn cùng bơ lạc, vừng trong bữa ăn để kích thích ngon miệng, còn muốn giảm cân thì ăn bơ lạc, vừng trước bữa ăn để tạo cảm giác no.

Chị Trâm cho biết thêm, để đẩy lùi được bệnh theo phương pháp này, người chữa bệnh khi ăn cần thoải mái, còn nếu bị ép buộc thì khó mà ăn được. Nếu không ăn uống đúng, ăn dở chừng cơ thể sẽ bị suy nhược, mệt mỏi không làm được việc gì. Ăn uống kết hợp với luyện tập các bộ môn thể dục dưỡng sinh và sinh hoạt điều độ sẽ phát huy tác dụng trong điều trị bệnh.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, muối mè có tác dụng phòng ngừa, chữa bệnh ung thư và một số bệnh khác là có cơ sở. Tuy nhiên, không phải bất cứ bệnh nào ăn gạo lứt, muối vừng cũng kết quả như ý. Hơn nữa, cơ thể con người - nhất là những người trẻ tuổi thì gạo lứt, muối mè không có khả năng cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp cho sự phát triển vì vậy không nên áp dụng cho đối tượng này.

9 số trong hệ thống phương pháp thực dưỡng

Số -2: Chế độ ăn uống gạo lứt muối mè và rau của quả như ăn chay bình thường

số -1: Gạo lứt, muối vừng và 20% rau, 10% canh, 20% súp

Số 0: Gạo lứt, muối vừng và 20% rau, 10% canh, 10% súp

Số 1: Gạo lứt, muối vừng và 20% rau, 10% canh

Số 2: Gạo lứt, muối vừng và 20% rau

Số 3: Gạo lứt, muối vừng và....

Số 4: Gạo lứt, muối vừng và...

Số 5: Gạo lứt, muối vừng và...

Số 6: Gạo lứt, muối vừng và 10% rau

Số 7: Gạo lứt, muối vừng tuyệt đối

Nguyên Hà

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/dinh-duong/thuc-hu-gao-lut-muoi-vung-26364/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY