Chuyên ngành hôm nay

Chuyên ngành

Tiểu máu: Không thể chủ quan

Tiểu ra máu là hiện tượng rất hay gặp, đây cũng có thể là do một số hiện tượng S*nh l* có thể gây nước tiểu cũng có máu...
Tiểu ra máu là hiện tượng rất hay gặp, đây cũng có thể là do một số hiện tượng S*nh l* có thể gây nước tiểu cũng có máu, chẳng hạn như tập thể dục, thể thao gắng sức. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh liên quan tới tuyến tiền liệt, bệnh thận. Trên thực tế nhiều người thường chủ quan cho rằng mùa hè cơ thể nóng, nhất là nam giới uống nhiều bia rượu nên dẫn đến tình trạng nhập viện khi bệnh đã nặng.

Nguyên nhân nào?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu ra máu, một số hiện tượng S*nh l* có thể gây nước tiểu cũng có máu, chẳng hạn như tập thể dục, thể thao gắng sức. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của một trong các bệnh dưới đây:

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Thường gặp ở phụ nữ (mặc dù nam giới cũng có thể gặp) có thể xảy ra khi vi khuẩn đi vào cơ thể qua niệu đạo và nhân lên trong bàng quang. Nhiễm khuẩn thỉnh thoảng (tuy không phải là luôn luôn) có thể xảy ra sau quan hệ T*nh d*c. Các triệu chứng có thể là đái buốt, đái dắt, nước tiểu nặng mùi...

Nhiễm khuẩn thận (viêm thận - bể thận) có thể xảy ra khi vi khuẩn đi vào thận qua đường máu hoặc di chuyển lên từ niệu quản. Các dấu hiệu của bệnh giống như viêm bàng quang, mặc dù có thể kèm theo sốt và đau thắt lưng.

Sỏi thận hoặc bàng quang: Các chất khoáng trong nước tiểu thỉnh thoảng có thể lắng cặn, hình thành các tinh thể trên thành của thận và bàng quang. Qua thời gian, các tinh thể có thể trở thành các sỏi nhỏ và cứng. Sỏi có thể không đau và bạn có thể không biết là có sỏi cho tới khi chúng gây bít tắc hoặc di chuyển. Khi đó có thể gây cơn đau quặn thận kèm theo đái máu đại thể hoặc vi thể.

Phì đại lành tính tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt nằm ở ngay dưới bàng quang và bao quanh phần trên của niệu đạo, thường phát triển khi ở lứa tuổi trung niên. Khi tuyến phì đại, chèn ép vào niệu đạo, cản trở dòng tiểu gây triệu chứng đái khó, đái ngắt quãng... và có thể gây đái máu đại thể hoặc vi thể. Viêm tuyến tiền liệt cũng có thể gây triệu chứng tương tự.

Bệnh của thận: Đái máu vi thể là triệu chứng thường gặp của bệnh viêm cầu thận.

Ung thư: Chảy máu đường tiết niệu nhìn thấy được có thể là biểu hiện của ung thư thận, bàng quang hoặc tuyến tiền liệt tiến triển. Không may, bạn có thể không có những biểu hiện của bệnh ở giai đoạn sớm, khi mà những ung thư này có khả năng chữa tốt hơn.

Những bệnh di truyền: Bệnh thiếu máu hồng cầu liềm có thể là nguyên nhân của máu trong nước tiểu mức độ đại thể hoặc vi thể. Hội chứng Alport (tác động vào các màng lọc của tiểu cầu thận) cũng có thể gây tiểu ra máu.

Chấn thương thận có thể gây đái máu đại thể hoặc vi thể.

Do Thu*c: Các Thu*c thường gây tiểu ra máu: aspirin, penicillin, heparin, Thu*c chống ung thư cyclophosphamid.

Cách chữa và phòng ngừa

Điều trị tiểu máu cần dựa vào nguyên nhân. Nhiều trường hợp tiểu máu biết được nguyên nhân thì công việc điều trị hoàn toàn có hiệu quả cao (sỏi tiết niệu, nhiễm khuẩn tiết niệu). Tuy vậy, một số trường hợp tiểu máu tuy xác định được căn nguyên gây tiểu máu nhưng kết quả điều trị còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố (ung thư thận, lao thận, ung thư tiền liệt tuyến, các bệnh về máu). Do vậy, nếu nghi ngờ bị tiểu máu, nhất thiết nên đến ngay cơ sở y tế để khám xác định có bị tiểu máu hay không và nếu có thì nguyên nhân nào gây nên tiểu máu. Tuyệt đối không nên tự điều trị bằng kháng sinh, Thu*c cầm máu, các Thu*c Nam chưa rõ nguồn gốc cũng như chậm trễ trong việc đến khám sẽ làm nặng thêm tình trạng bệnh lý nguy hiểm này.

Cần tập thể dục, vận động cơ thể, ăn uống đủ chất để tăng sức đề kháng. Ngoài ra, cần vệ sinh sạch sẽ, điều trị đúng khi bị viêm nhiễm đường tiết niệu, uống đủ lượng nước hàng ngày (từ 1,5 - 2 lít) để lưu thông đường tiểu tốt, tránh sỏi tiết niệu.

BS. Nguyễn Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/tieu-mau-khong-the-chu-quan-n132941.html)

Tin cùng nội dung

  • Mỗi lần con líu lo em hóc (khóc), con ăn tam tơ (cam cơ)... cả nhà chị Mỹ thường cười rồi nhại theo. Vào tiểu học, bé hay bị cô mắng và bạn trêu vì nói ngọng.
  • Người dân bị mắc bệnh uốn ván nhưng không được phát hiện, xử trí kịp thời nên dễ có nguy cơ dẫn đến Tu vong
  • Mới đây, Bệnh viện Bình Dân TP.HCM tiếp nhận và phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn bị hoại tử cho bệnh nhân N.VK. (42 tuổi, ngụ tại Đồng Nai).
  • Em năm nay 26 tuổi, đã xây dựng gia đình. Từ trước em vẫn khỏe mạnh, nhưng hiện giờ em đang bị tiểu ra máu.
  • Ông Nguyễn Mạnh Việt - Phó Chủ tịch UBND huyện Đạ Tẻh, Trưởng Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân huyện cho biết...
  • Dị ứng thức ăn Chủ quan là nguyDị ứng thức ăn (DƯTA) và các chứng bệnh dị ứng đang gia tăng mạnh trong vài năm gần đây.
  • Con trai tôi bị té trầy chân chảy máu, bà nội cháu vội lấy Thu*c lào đắp vào vết thương. Tôi cản lại vì sợ nhiễm trùng thì bà cho rằng, đắp để cầm máu và vết thương nhanh lành.
  • Cách vài tháng lại bị đau vai gáy, chị không đi chữa. Tuần trước, lại đau cứng vùng cổ, vai và cả hai cánh tay, chị Thanh đi khám và hốt hoảng biết mình bị dính khớp ổ bả vai.
  • Thiếu máu não đang có chiều hướng gia tăng mạnh ở người lớn tuổi và gần đây cũng khá phổ biến ở những người trẻ tuổi lao động trí óc, căng thẳng, stress.
  • Vận động quá sức hoặc dùng một số loại Thu*c như aspirin cũng có thể gây tiểu máu. Nhưng chảy máu đường niệu là một bệnh lý nghiêm trọng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY