Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Khống chế được ổ dịch nhưng không chủ quan

Ông Nguyễn Mạnh Việt - Phó Chủ tịch UBND huyện Đạ Tẻh, Trưởng Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân huyện cho biết...
Ông Nguyễn Mạnh Việt - Phó Chủ tịch UBND huyện Đạ Tẻh, Trưởng Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân huyện cho biết: “Qua 5 ngày xảy ra chùm ca bệnh cúm A/H1N1 trong trường học trên địa bàn, đến nay, cơ bản chúng tôi đã kiểm soát được tình hình bệnh cúm A/H1N1”.

Theo ghi nhận của phóng viên, đến ngày 26/3, tại khu điều trị cách ly bệnh nhân cúm A/H1N1 của Trung tâm Y tế huyện Đạ Tẻh không còn ca bệnh nào. Tất cả 18 bệnh nhân đã xuất viện. BS. Đồng Sỹ Quang - Trưởng Phòng Nghiệp vụ Y Dược - Sở Y tế Lâm Đồng cho biết, mấy ngày nay, không phát hiện thêm ca mới nhiễm cúm A/H1N1 ở Trường tiểu học phân hiệu Bình Hoà (thuộc Trường THCS Xuân Thành, xã Đạ Pal), ở trường chính (cách phân hiệu 2km) có rải rác vài ca. Do có nhiều ca mắc cúm A/H1N1 cùng một lúc tại Phân hiệu Bình Hoà nên y tế xử lý như ổ dịch nhỏ. Cũng theo BS. Quang, hiện nay, đang vào giai đoạn cúm mùa nên nguy cơ bệnh cúm xuất hiện nhiều, ngành y tế địa phương cần tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ cho học sinh trong trường học và người dân ở cộng đồng các biện pháp phòng chống bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Trước tình hình diễn biến và nguy cơ lan rộng của bệnh cúm A/H1N1, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có công văn khẩn chỉ đạo các đơn vị trong tỉnh hỗ trợ huyện Đạ Tẻh trong công tác phòng chống cúm A/H1N1… Ngành y tế huyện Đạ Tẻh đã tổ chức cách ly điều trị cho bệnh nhân, điều tra dịch tễ, rà soát, sàng lọc bệnh, khử khuẩn; tổ chức tuyên truyền giáo dục sức khoẻ phòng chống cúm A/H1N1 trong trường học, địa bàn dân cư, đặc biệt theo dõi tình hình bệnh trong học sinh.

Chị Đỗ Thị Minh Hoa - Y tế thôn bản của thôn Xuân Phong, xã Đạ Pal cho biết, trong thôn đã có 6 ca đều là học sinh của Trường THCS Xuân Thành (Phân hiệu Bình Hoà) nhiễm cúm A/H1N1, trong đó có 4 ca nhập viện điều trị và 2 ca theo dõi điều trị tại nhà. Thu*c điều trị được trạm y tế cấp cho gia đình bệnh nhân và có đội giám sát chống dịch của y tế hướng dẫn, theo dõi quá trình điều trị.

Còn BS. Đặng Đình Quảng - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Đạ Tẻh cũng cho hay, TTYT Đạ Tẻh đã nhận được kịp thời vật tư, hoá chất, Thu*c men để phòng chống dịch cúm A/H1N1 do Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh cấp và sự hỗ trợ chuyên môn, tăng cường nhân lực từ tuyến trên. Tuy nhiên, bệnh nhân xuất viện hết không có nghĩa là ở cộng đồng hết ca. Do đó, không chủ quan với dịch bệnh và thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn bà con cách xử lý môi trường bằng cloramin B luôn được chúng tôi đề cao, đồng thời hướng dẫn bà con nếu có các triệu chứng ho, sốt, đau đầu, sổ mũi thì đến trạm y tế để khám chữa trị, không được tự chữa bệnh tại nhà.

Bài và ảnh: Diệu Hiền

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-khong-che-duoc-o-dich-nhung-khong-chu-quan-7042.html)
Từ khóa: ổ dịch

Chủ đề liên quan:

chủ quan ổ dịch

Tin cùng nội dung

  • Thống kê của Cục Y tế dự phòng (YTDP) Bộ Y tế cho thấy, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận gần 10.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) trong đó đã có một số trường hợp Tu vong.
  • Sau nhiều năm rồi nỗi ân hận vẫn không ngừng dằn vặt Tuyết. Bởi chính sự chủ quan ngày đó đã khiến cô hỏng một bên mắt vĩnh viễn và đến giờ, mỗi khi ra đường cô vẫn cảm thấy thiếu tự tin...
  • Nhận được thông tin cúm gia cầm A/H5N6 xuất hiện tại Hà Nam, ngay trong những ngày nghỉ lễ kéo dài từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5/2015, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã ngay lập tức có công văn yêu cầu tăng cường giám sát chặt chẽ,
  • Mỗi lần con líu lo em hóc (khóc), con ăn tam tơ (cam cơ)... cả nhà chị Mỹ thường cười rồi nhại theo. Vào tiểu học, bé hay bị cô mắng và bạn trêu vì nói ngọng.
  • Người dân bị mắc bệnh uốn ván nhưng không được phát hiện, xử trí kịp thời nên dễ có nguy cơ dẫn đến Tu vong
  • Mới đây, Bệnh viện Bình Dân TP.HCM tiếp nhận và phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn bị hoại tử cho bệnh nhân N.VK. (42 tuổi, ngụ tại Đồng Nai).
  • Dị ứng thức ăn Chủ quan là nguyDị ứng thức ăn (DƯTA) và các chứng bệnh dị ứng đang gia tăng mạnh trong vài năm gần đây.
  • Con trai tôi bị té trầy chân chảy máu, bà nội cháu vội lấy Thu*c lào đắp vào vết thương. Tôi cản lại vì sợ nhiễm trùng thì bà cho rằng, đắp để cầm máu và vết thương nhanh lành.
  • Cách vài tháng lại bị đau vai gáy, chị không đi chữa. Tuần trước, lại đau cứng vùng cổ, vai và cả hai cánh tay, chị Thanh đi khám và hốt hoảng biết mình bị dính khớp ổ bả vai.
  • Thiếu máu não đang có chiều hướng gia tăng mạnh ở người lớn tuổi và gần đây cũng khá phổ biến ở những người trẻ tuổi lao động trí óc, căng thẳng, stress.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY