Thống kê của Cục Y tế dự phòng (YTDP) Bộ Y tế cho thấy, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận gần 10.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) trong đó đã có một số trường hợp Tu vong.
Thống kê của Cục Y tế dự phòng (YTDP) Bộ Y tế cho thấy, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận gần 10.000 trường hợp mắc
sốt xuất huyết">
sốt xuất huyết (SXH) trong đó đã có một số trường hợp Tu vong. Trong đó nhiều địa phương có số mắc SXH lũy tích tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái như: TPHCM, Đồng Nai, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Hà Nội. Hiện nay, dịch bệnh SXH đang vào giai đoạn cao điểm, với số người mắc tăng nhanh, đặc biệt là một số địa phương phía Nam. Trong khi các cơ quan chức năng tích cực các biện pháp phòng chống dịch thì vai trò của mỗi người dân cũng góp phần tích cực trong việc đẩy lùi dịch bệnh này.
BS. Cao Trọng Ngưỡng, Giám đốc Trung tâm YTDP Đồng Nai cho biết, hiện nay tình hình dịch SXH đang bùng phát dữ dội tại nhiều địa phương trong tỉnh. Chỉ tính riêng 2 tuần cuối tháng 7 và đầu tháng 8, mỗi tuần đã có trên 200 ca mắc. Tại một số bệnh viện tuyến tỉnh, số ca SXH tăng đáng kể, đáng lưu ý số ca bệnh nặng tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2014. Khoa Nhiễm, BVĐK Đồng Nai hiện trong tình trạng quá tải, khi mỗi ngày có từ 10-20 ca bệnh SXH mới nhập viện chiếm 2/3 số ca bệnh nhiễm điều trị nội trú. Tương tự, tại Khoa Nhiệt đới, BVĐK Thống Nhất, mỗi ngày có khoảng 35 bệnh nhân SXH điều trị, chiếm 1/3 bệnh nhân trong khoa, trong đó có nhiều trường hợp bị sốc, mạch nhanh, huyết áp tụt phải điều trị tích cực. Tại BV Nhi đồng Đồng Nai, mỗi ngày điều trị nội trú cho 60-70 bệnh nhân SXH, trong đó có đến 10% các ca bệnh bị sốc, suy đa tạng... Tại Bình Dương, SXH cũng đã cướp đi sinh mạng của hai cháu bé, trong đó một trường hợp sinh năm 2008 và một trường hợp sinh năm 2004. Theo nhận định của Sở Y tế Bình Dương, hiện đang là mùa mưa, dịch bệnh SXH có thể tiếp tục gia tăng và diễn biến phức tạp, có thể tiếp tục có ca bệnh nặng, nguy hiểm. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh hiện SXH cũng đang tăng đột biến. Tại TP.HCM, đến nay đã ghi nhận trên 6.200 trường hợp mắc, trong đó riêng đầu tháng 8 có trên 310 ca mắc mới. Tại Hà Nội, từ đầu năm đến nay có trên 850 ca mắc rải rác tại 29 quận huyện. Còn tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW, số lượng bệnh nhân SXH bắt đầu tăng nhanh, chỉ tính riêng trong 13 ngày đầu tháng 8 đã có tới gần 70 trường hợp nhập viện. Đáng lưu ý, nhiều trường hợp chủ quan nghĩ là sốt virut nên nhập viện muộn. PGS.TS. Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, hầu hết các bệnh nhân SXH đều nhập viện muộn vì chủ quan, tưởng nhầm bị sốt virut hoặc sốt phát ban... Việc này không chỉ khiến thời gian điều trị kéo dài mà còn khiến bệnh nhân bị tình trạng nặng.
Để ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch SXH, Bộ Y tế đã quyết định thành lập 5 đoàn kiểm tra, giám sát tình hình SXH trong cả nước. Đồng thời, khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh nguy hiểm này bằng cách đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn. Khi bị sốt kéo dài, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà.
Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai Huỳnh Minh Hoàn khẳng định, một trong những nhiệm vụ cần tập trung thực hiện trong tháng 8 của ngành y tế là phòng, chống dịch SXH. Theo đó, ngoài đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai phun Thu*c diện rộng tại các vùng trọng điểm, cần tăng cường giám sát dập dịch để đánh giá hiệu quả của công tác này, nếu dập dịch chưa hiệu quả thì phải có giải pháp khắc phục kịp thời. BS. Đặng Thanh Phong - Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vắc-xin sinh phẩm, Trung tâm YTDP cũng nhấn mạnh, tại Sóc Trăng tình hình SXH diễn biến phức tạp, trong đó điểm nóng là thị xã Vĩnh Châu. Các cán bộ chống dịch tuyến tỉnh, huyện đã dốc toàn lực khống chế bệnh, không để dịch lan rộng. Cho đến nay, bệnh SXH vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh và chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu, do đó, việc phòng bệnh trở nên cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết. Bởi, nếu không chủ động thì bệnh SXH sẽ bùng phát thành dịch, trở thành gánh nặng và cản trở sự phát triển kinh tế của gia đình và xã hội.