Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Tình trạng ô nhiễm không khí tăng cao, người dân cần chủ động bảo vệ sức khoẻ của mình

Ô nhiễm không khí được xem là tác nhân hàng đầu gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng của con người. Đặc biệt, với tình trạng ô nhiễm đang tăng cao như hiện nay thì càng nguy hại, do đó người dân cần có những biện pháp chủ động bảo vệ sức khoẻ của mình.

Theo báo cáo chất lượng không khí toàn cầu của IQAir năm 2022, nồng độ bụi mịn PM2.5 trung bình tại Việt Nam trong năm 2021 là 24,7 μg/m3. Xét trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 5 trên 9 quốc gia; xét trên toàn thế giới thì Việt Nam xếp thứ 36/117 quốc gia có nồng độ PM2.5 (bụi mịn) và mức độ ô nhiễm không khí cao nhất.

Ô nhiễm không khí đe doạ sức khoẻ của chúng ta như thế nào?

Nhiều chuyên gia y tế đánh giá, việc ô nhiễm không khí nghiêm trọng như hiện tại có thể làm tăng cao nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp. Vì cơ quan này sẽ chịu tổn thương nhiều nhất khi người bệnh có lỡ tiếp xúc với bụi mịn. 

Mũi của chúng ta cính là bộ phận đầu tiên trong hệ hô hấp tiếp xúc với môi trường. Trong khi bụi mịn nhỏ li ti trong không khí nhiều gấp 7 lần, nếu không may hít phải, mũi khó lọc sạch được hết nên dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.  

Khi bụi mịn xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ tấn công đường thở, gây tổn thương niêm mạc khí quản, phế quản. Bụi mịn có thể đi sâu vào các phế nang bên trong phổi - nơi tận cùng của cơ quan trao đổi khí, làm viêm, xơ hóa phế nang dẫn đến nhiều bệnh lý về hô hấp. Trong đó, viêm xoang là bệnh lý thường gặp nhất, tiếp đó là đau rát họng, sổ mũi, nghẹt mũi và bệnh lý về tai.

Bệnh hô hấp rất dễ mắc phải, nhất là với người có sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch kém như người già, phụ nữ đang mang thai và trẻ em là dễ bị ảnh hưởng nhất (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, việc tiếp xúc với bụi mịn dù ngắn hạn hay dài hạn đều có thể là sự khởi phát cho các bệnh lý hô hấp nguy hiểm, đặc biệt với người có tiền sử mắc bệnh hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính, hoặc các bệnh lý viêm xoang, viêm mũi dị ứng,... Về lâu dần, bệnh sẽ càng diễn biến phức tạp, hình thành các bệnh phổi mạn tính.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính có hơn 30% các trường hợp tử vong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí. Riêng đối với bệnh lý hô hấp, bệnh nhân bị ảnh hưởng sẽ nhiều hơn, khoảng 43% các trường hợp tử vong do các bệnh lý hô hấp có liên quan đến tình trạng này. 

Ô nhiễm không khí được ví như “kẻ giết người thầm lặng” (Ảnh: Internet)

Không chỉ vậy, không khí ô nhiễm còn khiến cơ thể dễ bị bội nhiễm, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển và phá huỷ hệ miễn dịch của chúng ta. Trước tình hình các bệnh lý hô hấp đang không ngừng gia tăng như hiện nay như cúm A, COVID-19, viêm não mô cầu, viêm phế quản... nếu không may mắc phải thì tình trạng trở nặng, thậm chí tử vong là có thể xảy ra, điều này rất đáng báo động!

Những biện pháp ngăn sự tấn công của bụi mịn đến đường hô hấp

Do sự ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nói chung và các bệnh về hô hấp đang diễn ra trong thời gian gần đây nói riêng, người dân đã có ý thức hơn trong việc đeo khẩu trang khi ra đường. Tuy nhiên, vẫn không nên chủ quan lơ là, ngay cả khi môi trường xung quanh bạn thưa người, bạn vẫn nên đeo khẩu trang đầy đủ vì thời điểm hiện tại không khí đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, cần nghiêm túc thực hiện những điều sau đây nhằm chủ động bảo vệ sức khoẻ của bản thân:

  1. Đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ, ăn chín uống sôi, che miệng khi hắt hơi, giữ ấm cơ thể đặc biệt là phần cổ họng, ăn uống đủ chất, tiêm vaccine phòng ngừa các bệnh hô hấp. 

  2. Hạn chế lưu thông vào những lúc đường đông, tránh khu vực thường bị ô nhiễm như khu công nghiệp, đường cao tốc. Lựa chọn sống nơi thoáng nhất có thể, nhiều cây xanh càng tốt để hạn chế ô nhiễm.

  3. Do sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch còn yếu, những bộ phận như tai - mũi - họng đặc biệt mẫn cảm và dễ dị ứng, cho nên gia đình có con nhỏ cần chú ý, chăm sóc cẩn thận đến đường hô hấp của nhóm độ tuổi này.

Nên cho bé ăn uống đầy đủ dưỡng chất, uống nhiều nước, tránh tiếp xúc môi trường bụi bẩn khói thuốc và tạo thói quen vệ sinh mũi họng hàng ngày (Ảnh: Internet)
  1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đa màu sắc và bổ sung nhiều chất xơ, để tăng cường hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng một cách tự nhiên nhất.

  2. Nên chăm chỉ vận động và luyện tập thể dục thường xuyên cơ thể khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý đến việc tập thể dục ngoài trời, do việc đeo khẩu trang sẽ hạn chế việc hô hấp trong lúc tập nhưng không thể để mặt trần tiếp xúc trực tiếp với bụi mịn, vì có thể viêm nhiễm đường hô hấp. 

Tốt nhất vẫn nên lựa chọn các bài tập thể dục có thể tập tại nhà và hạn chế ra đường để bảo vệ sức khỏe (Ảnh: Internet)

Bụi mịn xuất hiện dày đặc do tình trạng ô nhiễm không khí ở mức độ xấu như hiện tại có thể đe dọa rất nhiều đến sức khỏe của bạn. Chính vì vậy, hãy có ý thức bảo vệ sức khỏe của mình, và ghi nhớ những biện pháp bảo vệ đã được Sức khỏe Gia đình chia sẻ phía trên bạn nhé.

Xem thêm: 4 bộ phận này của phụ nữ càng to thì càng khỏe mạnh, tuổi thọ sẽ chào đón

 Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/tinh-trang-o-nhiem-khong-khi-tang-cao-nguoi-dan-can-chu-dong-bao-ve-suc-khoe-cua-minh-35642/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY