Dinh dưỡng hôm nay

Tỏi - luôn tốt hơn bạn tưởng

(SKGĐ) Không đơn thuần là loại gia vị quen thuộc cho các bữa ăn thường ngày, tỏi còn là một vị thuốc vô cùng có lợi cho sức khỏe.

Tỏi phòng ngừa cao huyết áp

Tỏi chứa những chất có tác dụng bình ổn huyết áp cũng như khống chế lượng cholesterol trong máu. Bệnh nhân có tiền sử bị cao huyết áp hoặc dễ có nguy cơ mắc cao huyết áp nên sử dụng tỏi như một món ăn bài thuốc thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày.

Tỏi phòng ngừa đau đầu

Có vai trò giống như thuốc giảm đau, tỏi giúp cho lượng máu trong cơ thể lưu thông dễ dàng hơn vì thế phòng ngừa được chứng đau đầu. Đặc biệt, tỏi còn giúp phòng ngừa chứng đông máu hoặc huyết khối.

Tỏi trị cảm lạnh và cảm cúm

Nhiều bằng chứng khoa học hiện đại đã chỉ ra rằng tỏi có tác dụng như một chất kháng thể hữu hiệu. Nhiều người bổ sung tỏi vào cơ thể trong quá trình bị cảm cúm đều thấy cảm giác khó chịu thuyên giảm nhanh chóng hơn.

Tỏi có lợi cho tim mạch

Điều này rất dễ hiểu vì tỏi có những chất kháng thể cực mạnh, giúp cơ thể loại trừ được hàm lượng cholesterol, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của hóa chất, khí độc, ô nhiễm mỗi trường… Tất cả những điều này đều gây hại cho tim mạch và có thể là tiền nguyên nhân gây nên chứng bệnh tim mạch nguy hiểm.

Ngoài ra đã từng có những nghiên cứu cho thấy, tỏi giúp cơ thể phòng ngừa chứng bệnh mạch vành nguy hiểm nếu không được điều trị sớm sẽ gây nên những tác động tiêu cực đến tim mạch.

Tỏi phòng chống ung thư

Theo các chuyên gia thì một trong số những lợi ích của tỏi là có thể giúp bạn phòng ngừa chứng bệnh ung thư, do trong thành phần của tỏi có chứa những chất chống ung thư hiệu quả.

Tỏi là một loại thuốc kháng sinh tự nhiên

Trong tỏi có chứa nhiều chất chống ôxy hóa hữu hiệu, có tác dụng chống lại những chứng bệnh do vi khuẩn, nẩm, vi rút gây nên. Chất allicin trong tỏi sống có thể “tiêu diệt” được 23 loại vi khuẩn, bao gôm salmonella và staphylococcus. Thêm vào đó, tỏi cũng có thể kháng thể lại những loại vi khuẩn gây viêm nhiễm như thủy đậu, sởi, quai bị, sốt...

Tỏi tốt với người tiểu đường

Chất allicin trong tỏi khi kết hợp với vitamin B1 sẽ kích thích tuyến tụy trong quá trình sản sinh ra insulin. Điều này rất có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Chính vì thế, có thể xem tỏi như một thành phần thiết yếu của bữa ăn đối với bệnh nhân mắc tiểu đường.

Tỏi hỗ trợ tiêu hóa

Chất allicin trong tỏi tham gia vào quá trình sản sinh ra dịch dạ dày và tương tác với những loại protein giúp cơ thể phòng ngừa chứng táo bón và chứng tiêu chảy. Ngoài ra, bổ sung tỏi vào cơ thể còn có tác dụng phòng ngừa chứng đầy bụng, đầy hơi và khó tiêu.

Tỏi như một loại “mỹ phẩm”

Không chỉ tốt cho sức khỏe, vitamin B1, B2, E có trong tỏi còn giúp ngăn sự phát triển của một số bệnh ngoài da. Ngoài ra, Vitamin E trong tỏi có tác dụng tăng cường sức đàn hồi của huyết quản, giúp da sáng đẹp, mịn màng, đàn hồi tốt, làm chậm quá trình lão hóa…

Nên bổ sung bao nhiêu tỏi

Với mỗi nhánh tỏi có trọng lượng khoảng 1,5gm

Người lớn: Nên ăn 1 nhánh tỏi tươi khoảng 2-3 lần mỗi ngày

Trẻ em: Nên ăn từ 1/4 đến 1/2 nhanh tỏi từ 1-3 lần một ngày

Dùng tỏi khi trị bệnh: Nếu bạn muốn sử dụng tỏi trong quá trình điều trị bệnh thì nên bổ sung cho cơ thể khoảng từ 4-10g tỏi mỗi ngày, nên chia đều thành 3 phần bằng nhau, bổ sung mỗi phần tỏi trước 1 giờ khi ăn bữa ăn chính. Những người mắc cao huyết áp nên dùng lượng tỏi nhiều hơn bình thường.

Với tỏi bạn có thể ăn sống, thêm vào món salad, dùng để uống trà, thêm vào các món ăn….

Cách chế biến tốt nhất là cắt nhỏ tép tỏi, để nó ngoài không khí 10-15 phút, rồi trộn với sữa chua, táo xay, mật ong hay một món ăn nào đó.

Thu Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/dinh-duong/toi--luon-tot-hon-ban-tuong-19595/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY