Những lợi ích sức khỏe lớn nhất thường đến từ tỏi tươi, sống. Nhưng nếu bạn chế biến nó đúng cách, bạn cũng có thể nhận được nhiều lợi ích từ tỏi nấu chín.
Tỏi sống sẽ mang lại cho bạn những lợi ích sức khỏe tối đa. Bạn chỉ cần thái nhỏ một tép tỏi và rắc lên món salad, một lát bánh mì nguyên cám dày hoặc trên rau củ đã nấu chín để giải phóng allicin có lợi cho tim.
Dinh dưỡng trong tỏi sốngxml:namespace prefix="o" />
Chỉ với 13 calo mỗi khẩu phần (tương đương ba tép tỏi), tỏi sống chứa nhiều vitamin và khoáng chất lành mạnh. Tỏi sống cung cấp vitamin B, đặc biệt là vitamin B6, khoảng 6% giá trị hàng ngày (DV) trong một khẩu phần ăn, và niacin, axit pantothenic, riboflavin (B2) và thiamine. Các vitamin B hoạt động như coenzyme giúp cơ thể sản xuất năng lượng từ thức ăn.
Tỏi sống sẽ mang lại cho bạn những lợi ích sức khỏe tối đa - (Ảnh: Livestrong). |
Bên cạnh đó, tỏi sống cũng là một nguồn cung cấp vitamin C chống oxy hóa tốt, cung cấp 5% DV trong mỗi ba tép. Tỏi sống cũng chứa vitamin K có tác dụng giúp đông máu. Các khoáng chất trong tỏi bao gồm mangan, với 8% DV mỗi khẩu phần, rất tốt cho hệ thần kinh và não bộ. Ngoài ra, tỏi sống còn chứa một lượng nhỏ đồng, kẽm, phốt pho, kali và sắt, theo Nutrition Value.
Dinh dưỡng trong tỏi nấu chín
Thật không may, việc nấu chín tỏi làm giảm hàm lượng vitamin đáng kể. Vitamin B và C trong tỏi hòa tan trong nước nên dễ bị phá hủy trong quá trình chế biến thực phẩm, đặc biệt là nấu nướng.
Vì đun sôi làm giảm vitamin, đặc biệt là vitamin C, nên Viện Y tế Quốc gia cho rằng hấp và rút ngắn thời gian nấu có thể giúp bảo toàn vitamin C trong tỏi. Vitamin K hòa tan trong chất béo nên việc nấu nướng sẽ không ảnh hưởng đến nó.
Các chuyên gia cho biết, mặc dù không thể phân hủy các khoáng chất, nhưng trong môi trường được đun sôi, tỏi sẽ bị mất đi một số mangan, canxi và các khoáng chất khác. Để giữ lại hàm lượng vitamin của tỏi trong công thức nấu nướng, hãy thêm tỏi vào cuối quá trình nấu để tránh tiếp xúc lâu với nhiệt.
Lợi ích sức khỏe của tỏi
Hầu hết các lợi ích sức khỏe trong tỏi có được là do hợp chất gây ra mùi mạnh của nó. Tỏi tươi có chứa một axit amin được gọi là alliin. Khi tỏi được băm nhỏ, nghiền nát, thái lát hoặc nhai, các enzym alliinase sẽ được kích hoạt và thông qua một loạt chuyển đổi, nó tương tác với alliin tạo thành allicin. Allicin được coi là thành phần có hoạt tính sinh học chính của tỏi.
Các đặc tính chống oxy hóa của allicin trong tỏi đã được nghiên cứu rộng rãi về lợi ích tiềm năng của chúng đối với các bệnh viêm mãn tính và ảnh hưởng đến hệ tim mạch. Ngoài allicin, nhiều hợp chất trong cả tỏi sống và nấu chín góp phần mang lại lợi ích cho sức khỏe, bao gồm flavonoid, selen và allyl sulfua.
Tỏi sống có thể ngăn ngừa ung thư
Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ cho rằng tiêu thụ nhiều tỏi làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy, thực quản, tuyến tiền liệt và vú. Hơn nữa, một phân tích dữ liệu đã chỉ ra rằng lượng tỏi sống và nấu chín tiêu thụ càng nhiều thì nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày và đại trực tràng càng thấp.
Tỏi giúp giảm nguy cơ ung thư hiệu quả - (Ảnh: Freepik). |
Một nghiên cứu vào năm 2013 đã báo cáo rằng những người ăn tỏi sống ít nhất hai lần một tuần có nguy cơ phát triển ung thư phổi thấp hơn 44% trong thời gian 7 năm nghiên cứu. Kết luận cho thấy tỏi có thể là một chất ngăn ngừa ung thư phổi hiệu quả.
Mặc dù ăn tỏi sống đã được chứng minh là có hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cũng có thể có được những lợi ích thông qua chế biến. Chỉ cần đảm bảo cho tỏi vào cuối quá trình nấu để đảm bảo giữ lại tối đa các các dưỡng chất quan trọng.
Phong Vũ
Theo Người đưa tin
Chủ đề liên quan: