Từ xa xưa, tỏi được sử dụng như thuốc kháng sinh chữa một số bệnh như cảm cúm và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa, loại gia vị ngày đang được sử dụng rộng rãi trong bữa cơm của các gia đình Việt.
Không chỉ được biết đến là gia vị thông dụng với gia đình Việt. mà tỏi được coi như một loại "thần dược" đối với sức khỏe của chúng ta bởi rất nhiều tác dụng mà nó mang lại. Thế nhưng, rất ít người biết rằng, ăn tỏi vào thời điểm thích hợp còn giúp tăng cường tác dụng gấp nhiều lần hơn nữa.
Theo Boldsky, tỏi là một loại kháng sinh tự nhiên, có khả năng chữa được một số bệnh nhiễm trùng và chữa lành một số bệnh nghiêm trọng nếu mới ở giai đoạn "chớm" nhiễm.
Theo nghiên cứu, trong 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho...
Thành phần công hiệu chính trong tỏi là hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides. Ngoài ra, trong tỏi còn có hàm lượng cao germanium và selen. Đặc biệt, hàm lượng germanium trong tỏi cao hơn so với các dược liệu như nhân sâm, trà xanh, trà đỏ...
Và điều quan trọng nhất chính là, tỏi phát huy tác dụng cực tốt khi bụng đói, và buổi sáng sau khi thức dậy chính là thời điểm thích hợp nhất. Khi đó, các đặc tính của tỏi sẽ tác động đến các vi khuẩn tốt bên trong cơ thể, kích thích hoạt động của chúng.
Liều lượng
- Mỗi buổi sáng, các bạn chỉ nên ăn từ 1 – 2 nhánh (tép) tỏi nhỏ là đủ, tuyệt đối không nên ăn quá nhiều bởi nó sẽ gây phản tác dụng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Nên cắt thành miếng nhỏ, để ngoài không khí từ 10 – 15 phút rồi mới ăn sẽ mang lại tác dụng tốt hơn.
Lợi ích khi ăn tỏi vào buổi sáng
- Phòng ung thư vú
Nghiên cứu trên 314 phụ nữ có tiền sử bị ung thư vú và 346 phụ nữ khác chưa từng bị bệnh trong độ tuổi từ 30-79 trong khoảng thời gian 2008 – 2014 được tiến hành bởi các nhà khoa học đến từ Đại học Buffalo (UB); kết quả cho thấy những người thường xuyên dùng nước sốt nhiều tỏi hơn 1 lần/ngày giảm đến 67% nguy cơ ung thư vú.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, chính các hợp chất flavonols và sulfur hữu cơ có trong tỏi mang lại hiệu quả này. Trước đây, tỏi cũng được nhiều lần chứng minh có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh của nhiều loại ung thư khác như ung thư tuyến tiền liệt, đại trực tràng và dạ dày.
- Điều trị tăng huyết áp
Huyết áp cao có thể kích hoạt các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch. Tiêu thụ tỏi sống có thể kiểm soát tăng huyết áp. Allicin, diallyl disulfide và diallyl trisulfide là những hợp chất chứa lưu huỳnh có trong tỏi có thể kiểm soát huyết áp hiệu quả.
- Chống lại cảm lạnh
Đều đặn ăn tỏi mỗi ngày sẽ giúp bạn tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch. Một nghiên cứu lớn kéo dài 12 tuần đã chứng minh rằng việc bổ sung tỏi hàng ngày giúp bạn giảm 63% khả năng bị cảm lạnh so với việc sử dụng các loại giả dược.
- Giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ đến 50%
Nghiên cứu cho thấy, tỏi ảnh hưởng đến cơ cứng động mạch, triglyceride, huyết áp, kết tập tiểu cầu và độ quánh máu, đây là những yếu tố nguy cơ của bệnh tim.
Cụ thể, trong một nghiên cứu của Đức kéo dài 4 năm, các nhà khoa học phát hiện tỏi giúp giảm nguy cơ đột quỵ, đau tim đến 50%. Kết quả nghiên cứu tại Đại học bang Pennsylvania ( Mỹ) cũng khẳng định, tiêu thụ tỏi thường xuyên thiểu các nguy cơ mắc bệnh về tim.
- Cải thiện sức khỏe đường ruột
Ăn tỏi sống lúc dạ dày rỗng giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, kích thích tiêu hóa. Nó cũng hỗ trợ gan và bàng quang hoạt động đúng cách, ổn định, ngăn ngừa một số bệnh dạ dày.
- Ngừa bệnh Alzheimer và chứng mất trí
Các tác động kết hợp trong việc giảm cholesterol và huyết áp, cũng như các đặc tính chống oxy hóa, tỏi có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh phổ biến về não như bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ.
- Ngăn ngừa xơ vữa động mạch, vôi hóa ở tim
Tỏi có khả năng ngăn ngừa sự hình thành của các mảng xơ vữa động mạch, khiến các động mạch dày và cứng hơn. Kết quả nghiên cứu 4 năm trên 65 người của Đại học California, Los Angeles (UCLA, Mỹ) cho thấy, tiêu thụ bột tỏi mỗi ngày giảm 18% khối lượng mảng xơ vữa động mạch.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tim mạch Quốc tế, chiết xuất tỏi lâu năm có khả năng làm giảm mỡ trắng, tăng mỡ nâu quanh cơ tim. Mỡ nâu là dạng mô mỡ hoạt động mạnh hơn, tạo nhiệt và năng lượng trong khi mỡ trắng không hoạt động và được lưu trữ lại, tăng nguy cơ vôi hóa ở tim.
- Cải thiện hô hấp
Tiêu thụ tỏi thường xuyên có thể điều trị nhiều vấn đề về hô hấp cũng như bệnh lao, viêm phế quản, tắc nghẽn phổi, hen suyễn và ho gà.
- Giải độc kim loại nặng
Thói quen ăn tỏi mỗi ngày sẽ giúp các hợp chất lưu huỳnh có trong tỏi bảo vệ nội tạng khỏi những tổn thương và thải kim loại nặng.
Một nghiên cứu kéo dài bốn tuần, được thực hiện từ các nhân viên của nhà máy xe hơi (tiếp xúc quá nhiều với chì) cho thấy tỏi làm giảm nồng độ chì trong máu tới 19%. Nó cũng làm giảm nhiều dấu hiệu lâm sàng về độc tính, bao gồm đau đầu và huyết áp.
Thói quen ăn 3 tép tỏi sống mỗi ngày thậm chí còn có hiệu quả vượt trội hơn cả thuốc D-penicillamine trong việc giảm triệu chứng.
- Chống nhiễm trùng
Với đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tiêu thụ tỏi thường xuyên có thể diệt ít nhất 13 loại bệnh nhiễm trùng do virus và vi khuẩn. Thậm chí, tỏi còn an toàn và hiệu quả hơn thuốc kháng sinh metronidazole trong điều trị nhiễm trùng âm đạo.
- Cải thiện làn da
Tỏi cũng cải thiện làn da và ngăn ngừa mụn trứng cá. Nó chứa chất chống oxy hóa và đặc tính chống viêm có thể cải thiện sức khỏe làn da. Nó cũng điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Ăn tỏi sống sẽ mang lại vẻ tươi sáng cho khuôn mặt và sẽ loại bỏ các tạp chất hình thành trên da.
Quỳnh Hoa
Theo tạp chí Sống khỏe
Chủ đề liên quan: