Sự phát triển này mở đường cho việc tiêm chủng hàng loạt với người dân Nga, ngay cả khi giai đoạn cuối của các thử nghiệm lâm sàng để kiểm tra tính an toàn và hiệu quả vẫn đang thực hiện.
Tốc độ triển khai vắc xin của Nga cho thấy quyết tâm giành chiến thắng trong cuộc đua toàn cầu về một sản phẩm hiệu quả để chống lại dịch COVID-19. Thế nhưng, điều này cũng làm dấy lên lo ngại rằng Moscow có thể đặt danh tiếng quốc gia lên trước khoa học và an toàn.
Phát biểu tại một cuộc họp của chính phủ được phát trên truyền hình nhà nước, ông Putin cho biết loại vắc-xin do Viện Gamaleya tại Moscow phát triển, là an toàn và thậm chí nó đã được tiêm cho một người con gái của ông.
Ông Putin nói: “Tôi biết rằng nó hoạt động khá hiệu quả, hình thành khả năng miễn dịch mạnh mẽ và tôi xin nhắc lại, nó đã vượt qua tất cả các bước kiểm tra cần thiết”.
Ông Putin cũng bày tỏ hy vọng Nga sẽ sớm bắt đầu sản xuất hàng loạt loại vắc xin này.
Các cơ quan quản lý trên khắp thế giới khẳng định rằng việc gấp rút phát triển vắc xin COVID-19 sẽ không ảnh hưởng đến sự an toàn. Nhưng các cuộc khảo sát gần đây cho thấy sự mất lòng tin ngày càng tăng của công chúng vào nỗ lực của các chính phủ trong việc sản xuất nhanh chóng một loại vắc-xin như vậy.
Tháng trước, Reuters cũng cho biết các nhân viên y tế Nga đang điều trị cho bệnh nhân COVID-19 sẽ có cơ hội làm tình nguyện tiêm viên tiếp nhận vắc-xin ngay sau khi vắc-xin được phê duyệt.
Hơn 100 loại vắc xin khả thi đang được phát triển trên khắp thế giới để cố gắng ngăn chặn đại dịch COVID-19. Theo dữ liệu của WHO, ít nhất 4 loại đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng trên người.
Tờ Handelsblatt của Đức vào ngày 10.8 đăng tin bà Stella Kyriakides, Ủy viên châu Âu phụ trách Y tế và An toàn Thực phẩm cho hay, tuy theo dự đoán hiện nay có thể không chính xác lắm nhưng có chứng cứ xác thực cho thấy vắc xin phòng bệnh COVID-19 sớm nhất sẽ có mặt trên thị trường vào cuối năm nay hay đầu năm tới. Bà cho biết, tuy vắc xin không thể giải quyết được tất cả vấn đề nhưng chỉ cần tiêm chủng cho 1 số người nhất định, nhất là nhóm người có nguy cơ bị lây nhiễm cao thì các hoạt động trong sinh hoạt thường ngày và kinh tế sẽ dần dần khôi phục lại như trước kia.
Liên minh châu Âu đang đàm phán với các hãng dược phẩm lớn nhằm đảm bảo cung ứng vắc xin, trong đó hãng dược Sanofi, Pháp và hãng dược GSK, Anh đã hứa cung ứng 300 triệu mũi vắc xin; chính phủ nước Đức, Pháp cũng đã thỏa thuận với công ty AstraZeneca là một khi nghiên cứu vắc xin thành công thì Liên minh châu Âu sẽ nhận được 400 triệu mũi vắc xin.
theo RTI
Chủ đề liên quan: