Dinh dưỡng hôm nay

Top 6 sai lầm khi ăn trứng

(SKGĐ) Rất bổ dưỡng và có tác dụng làm đẹp, nhưng nếu chế biến hoặc ăn trứng không đúng cách, nó có thể biến thành độc dược gây hại cho sức khỏe và làm bạn già đi cả chục tuổi.

1. Ăn trứng cùng đường hoặc đậu nành

Nhiều người khi luộc trứng lại thích cho vào một nhúm đường. Nhưng đường khi nấu ở nhiệt độ cao sẽ tạo thành chất gọi là glycosylated làm phá hủy các axit amin có lợi trong trứng. Vì thế, nếu bạn thích ăn trứng với đường thì sau khi nấu xong hãy cho đường vào.

Ngoài ra, nhiều người thích ăn sáng bằng bánh mì trứng và uống sữa đậu nành. Thói quen này cũng phi khoa học. Vì trong đậu nành có chứa chất trypsin, kết hợp với protein trong lòng trắng trứng sẽ làm “mất chất” của trứng.

2. Uống trứng sống

Nhiều người có quan điểm rằng, thực phẩm khi đã nấu chín kỹ sẽ bị mất đi phần nào giá trị dinh dưỡng. Vì vậy họ chọn ăn cách ăn sống hoặc tái như ăn rau sống, ăn gỏi cá, gỏi tôm. Với trứng gà cũng vậy, nhiều người cũng cho rằng uống sống trứng sẽ tốt hơn ăn chín.

Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy, trong trứng sống có chứa tới 10.000 loại loại vi khuẩn salmonella gây đau bụng tiêu chảy, hay đầy bụng khó tiêu… Cho nên, thói quen ăn trứng sống luôn là một trong những nguy cơ cao dẫn bạn đến bệnh tiêu hóa.

Mỗi quả trứng chứa 71 đơn vị calo, 5g chất béo, không có tinh bột, giàu protein và amino axit rất cần thiết cho hệ miễn dịch.

Ngoài ra, trong trứng gà còn chứa chất Lecithi tốt cho quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa sự hình thành của sỏi thận, phòng ngừa ung thư.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến lại cho rằng trứng nấu càng kỹ thì càng tốt. Đây cũng là một sai lầm. Vì khi trứng nấu trong thời gian quá lâu, các ion sắt trong lòng đỏ trứng và các chất sunfua trong lòng trắng sẽ có cơ hội kết hợp với nhau tạo thành một hợp chất sunfua sắt rất khó hòa tan, khó hấp thụ đối với cơ thể chúng ta.

3. Ăn trứng nấu để qua đêm

Thực tế thì trứng sau khi nấu chín để qua đêm vẫn có thể ăn được nhưng nếu trứng chế biến ở dạng chưa chín kỹ như opla, trứng trần thì tuyệt đối không nên ăn lại nếu để qua đêm nếu bạn không muốn bị nhiễm khuẩn, đau bụng, khó thở.

4. Ăn quá nhiều trứng

Trứng chứa hàm lượng protein rất cao nên khi ăn quá nhiều cũng đồng nghĩa với việc thận của bạn phải “gồng” mình để làm việc nhiều hơn dể dẫn đến suy thận. Ngoài ra, ăn trứng nhiều cũng sẽ gây táo bón, tăng cholesterol trong máu…

Vì thế, với người già mỗi ngày chỉ nên ăn 1 quả, người lao động có thể ăn từ 2-3 quả, trẻ em cũng được ăn từ 2-3 quả, phụ nữ có thai, cho con bú, người mới ốm dậy hoặc sau phẫu thuật có thể ăn 3-4 quả. Nhưng nhớ là không ăn quá lượng ấy.

5. Ăn trứng khi bụng đói

Khi bụng đói, chúng ta thường ăn cùng lúc nhiều loại thức ăn chứa nhiều protein như thịt cá, trứng… Chất protein sẽ bị “ép” thành nhiệt năng để tiêu thụ thức ăn. Nhưng trong một thời gian ngắn, việc tích tụ nhiều loại protein trong quá trình phân giải sẽ dễ sinh ra lượng lớn những chất không tốt cho sức khỏe như ure, amoniac…

6. Ăn trứng gà khi bị sốt, bị tiêu chảy, bị sỏi mật

Trứng gà có rất nhiều protein, sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn không tốt với người đang bị sốt, nó sẽ làm nhiệt lượng trong cơ thể tăng lên và khó phát tán ra nên sốt sẽ kéo dài.

Với người bị tiêu chảy, đường ruột thì khả năng chuyển hóa chất kém hơn nên cơ thể khó hấp thu lượng dinh dưỡng lớn trong trứng.

Với người mắc sỏi mật do chức năng co bóp của túi mật trở nên yếu thì việc ăn trứng có nhiều protein sẽ khiến đường ruột tiết nhiều chất làm co bóp túi mật nhiều hơn sẽ làm sinh ra các triệu trứng như đau, nôn mửa...

Cẩm Lệ

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/dinh-duong/top-6-sai-lam-khi-an-trung-18481/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY