Dinh dưỡng hôm nay

Trà sữa: Tốt hay không tốt cho sức khỏe?

Trà là một trong những đồ uống phổ biến nhất trên thế giới và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, thêm sữa vào nó có thể không mang lại lợi ích như vậy, vì nó được cho là can thiệp vào hoạt động của các hợp chất trà trong cơ thể. Hãy đọc tiếp để biết bạn có đang uống trà đúng cách hay không

Gần như tất cả mọi người đều yêu thích trà. Hầu hết mọi người trên khắp thế giới thức dậy với một cốc đồ uống tuyệt vời này. Nó cung cấp năng lượng, làm phấn chấn tâm trạng và đối với một số người, trà hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng để khởi đầu ngày mới.

Trà có lợi như thế nào?

Trà nổi tiếng là có lợi cho sức khỏe nhưng khi kết hợp với sữa lại cho tác dụng ngược lại.

Trà (hay chè) là đồ uống phổ biến thứ hai trên thế giới (sau nước uống). Nó làm bằng cách ngâm lá, chồi, hay cành của cây chè (Camellia sinensis) vào nước sôi từ vài phút đến vài giờ. Trà rất giàu flavonoid, là chất chống oxy hóa giúp chống lại nhiễm trùng, tổn thương tế bào và xây dựng khả năng miễn dịch. Trà còn giúp hạ huyết áp, giảm cholesterol, hạn chế tế bào ung thư, giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Mặt khác, sữa là nguồn cung cấp một số chất dinh dưỡng như canxi, kali, vitamin và rất cần thiết cho sự phát triển và xây dựng xương.

Tại sao trà sữa lại không tốt?

Mặc dù trà đen và sữa đều có lợi, cung cấp các chất dinh dưỡng tăng cường sức khỏe và điều hòa, nhưng việc pha trộn cả hai lại có tác dụng ngược lại. Nhiều nghiên cứu cho rằng thêm sữa vào trà có thể cản trở các protein có trong sữa phản ứng với chất chống oxy hóa trong trà và gây ra các vấn đề về tiêu hóa.

Casein, một loại protein trong sữa, được cho là hạn chế các flavonoid trong trà khiến chúng trở nên vô dụng.

Ngoài ra còn có một số lý do khác tại sao nên tránh trà sữa:

Gây mất ngủ

Đây là một trong những tác hại của trà sữa mà chúng ta dễ nhận thấy nhất. Nguyên nhân là cũng giống như cà phê, trà, cụ thể là trà đen, loại trà được sử dụng để pha trà sữa rất giàu caffeine. Việc uống quá nhiều trà sữa, đặc biệt là vào chiều tối hoặc buổi tối khiến cơ thể dung nạp quá nhiều caffeine. Điều này có thể trở thành nguyên nhân gây ra tình trạng trằn trọc, mất ngủ.

Làm tăng sự lo lắng

Quá nhiều trà sữa có thể gây ra các vấn đề lo lắng vì nó kích hoạt các tế bào não và tạo ra sự mất cân bằng trong các chất hóa học trong não. Mặc dù một lượng nhỏ sẽ luôn có tác dụng làm dịu, nhưng nhiều trà lại có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Gây mụn

Một trong những tác dụng phụ của trà sữa là tác động lên da. Những người uống quá nhiều trà sữa sẽ bị mụn trứng cá, mụn nhọt, mẩn ngứa. Trà dư thừa có thể tạo ra quá nhiều nhiệt làm mất cân bằng hormone dẫn đến bùng phát.

Không nên uống trà sữa hàng ngày!

Gây táo bón

Trà chứa nhiều theophylline - một loại hormone điều chỉnh hệ bài tiết và giúp vận động trơn tru. Nhưng quá nhiều trà sữa có thể làm giảm sản xuất theophylline và gây táo bón.

Trà sữa không phải loại thức uống mà chúng ta có thể sử dụng hàng ngày. Khi uống trà sữa, chúng ta cũng không nên uống quá gần bữa ăn chính. Điều này có thể khiến bạn có cảm giác no dẫn đến ăn ít hoặc bỏ ăn gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Xem thêm: Trà sữa - Thức uống ‘vạn người mê’ nhưng ẩn sau chúng là những ‘bí mật’ không ngờ

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/dinh-duong/tra-sua-tot-hay-khong-tot-cho-suc-khoe-35233/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY