Cuộc thi nhằm giáo dục truyền thống cách mạng, thể hiện lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc với các thế hệ cha, anh đã hy sinh, cống hiến cho đất nước, thông điệp về tinh thần yêu nước, trách nhiệm xã hội, khơi dậy và bồi đắp những giá trị nhân ái của người Việt Nam trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nêu cao đạo lý tốt đẹp của dân tộc "Uống nước nhớ nguồn" được chuyển tải và lan tỏa rộng rãi qua đặc trưng của loại hình sáng tác kịch bản sân khấu.
Quang cảnh buổi lễ Tổng kết trao giải
Qua 6 tháng phát động, btc đã tiếp nhận 91 tác phẩm của 58 tác giả trên toàn quốc gửi kịch bản về tham dự. btc đã mời các đạo diễn, nhà quản lý về văn hóa có quy tín, chuyên môn, nghiệp vụ tham gia bgk gồm: nsnd lê tiến thọ, nguyên thứ trưởng bộ vhttdl, nguyên chủ tịch hội nghệ sĩ sân khấu việt nam; nhà báo, đạo diễn hoàng thanh du, hội viên hội nghệ sĩ sân khấu việt nam; nhà báo, nhà biên kịch lê quý hiền, hội viên hội nghệ sĩ sân khấu việt nam…
Cục trưởng cục văn hóa cơ sở ninh thị thu hương và trưởng ban giám khảo, nsnd lê tiến thọ trao giải nhất cho tác giả
NSND Lê Tiến Thọ, Trưởng BGK cho biết: Hầu hết các tác phẩm tham dự thi đều bán sát yêu cầu về chủ đề do BTC đưa ra. Khai thác nội dung tương đối phong phú, đa dạng với nhiều thể loại truyền thống như kịch nói, Chèo, Cải lương, Kịch Dân ca… đề cập đến mọi mặt của cuộc sống đời thường.
Cục trưởng cục văn hóa cơ sở ninh thị thu hương và trưởng ban giám khảo, nsnd lê tiến thọ trao giải nhì cho tác giả
Các tác giả đã thể hiện lối viết của mình dưới nhiều góc nhìn khác nhau, góp phần tạo nên bức tranh tổng thể về những tấm gương cao quý, những người đã cống hiến, để lại một phần xương máu của mình nơi chiến trường, nay đang thực hiện lời dạy của Bác Hồ, xây dựng hình ảnh đẹp về Người thương binh "tàn nhưng không phế", kiên cường trên mặt trận kinh tế để xây dựng tổ ấm gia đình, xây dựng quê hương, đất nước.
Ưu điểm nổi bật của các tác phẩm dự thi là các tác giả đã chọn lối viết mộc mạc, bình dị, mang đậm hơi thở cuộc sống, lấy ý tưởng từ những "liệt sĩ" trở về có thật trên các phương tiện truyền thông, một số tác phẩm nổi trội về ý tưởng, kịch bản rõ ràng, logic, cốt truyện hấp dẫn, thuyết phục… Tuy nhiên, vẫn còn một số tác phẩm khô cứng, gượng gạo, mới chỉ dừng lại ở cảm nhận, lý thuyết mà chưa đi sâu được vào cốt lõi của câu chuyện, của các mối xung đột, thiếu sức truyền cảm…
Phó cục trưởng cục văn hóa cơ sở vi thanh hoài trao giải cho các tác giả
Qua 3 vòng chấm thi, BGK thống nhất chọn 16 tác phẩm xuất sắc nhất bao gồm các thể loại Kịch, Chèo, Cải lương để trao giải. Trong đó, 01 Giải Nhất (tác phẩm Bên Đài tưởng niệm- tác giả Đỗ Lan); 02 Giải Nhì (tác phẩm Món quà lớn nhất, tác giả Trần Kim Khôi; tác phẩm Khi người lính trở về, tác giả Nguyễn Thị Nguyên); 03 Giải Ba (tác phẩm Kỷ vật để lại của tác giả Ngô Xuân Thông; tác phẩm Chuyện tình của thầy giáo thương binh của tác giả Ninh Đức Hậu; tác phẩm Bút Trường Sơn của tác giả Đào Chí Ngụ); và 10 Giải khuyến khích, 01 giải tập thể./.
Hồng Hà
Chủ đề liên quan:
bộ văn hóa cục văn hóa cuộc sống đời thường nhà biên kịch tinh thần yêu nước trách nhiệm xã hội Trao giải Cuộc thi truyền thống cách mạng