Bạn nên biết hôm nay

Trẻ em tiêm chủng cần theo dõi sát hơn người lớn

Theo Tiến sĩ Phạm Quang Thái, Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, người thân nên tham gia buổi tiêm vaccine Covid-19 cùng trẻ và theo dõi sát sao sức khỏe con tại nhà.

Ngày 3/12, liên quan việc nhiều học sinh bị phản ứng sau tiêm phải nhập viện, ông Thái cho biết trẻ 12-17 tuổi cần được theo dõi sát sao hơn người lớn khi tiêm chủng, bởi đây là lứa tuổi có những xáo trộn về tâm S*nh l*, hormone. Những xáo trộn này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của buổi tiêm, trong đó yếu tố tâm lý tác động lớn đến phản ứng của cơ thể với vaccine.

"Do đó, các hướng dẫn liên quan tới tiêm chủng trẻ em đều cho phép cha mẹ, người giám hộ có mặt trong buổi tiêm để hỗ trợ tốt nhất, trấn an tâm lý các cháu", ông Thái nói. Bên cạnh đó, gia đình còn đóng vai trò "sống còn" khi trẻ theo dõi tại nhà sau tiêm. Bởi đa phần trẻ hiếu động và đôi khi không biết bày tỏ sự khó chịu, bất thường của cơ thể. Đến khi thực sự không chịu đựng được, trẻ mới thông báo và đến cơ sở y tế thì đã chậm trễ.

Đề cập Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã có bảng hướng dẫn các dấu hiệu bất thường sau tiêm, ông Thái cho là phụ huynh cần theo dõi thật sát, để ý, động viên trẻ. Lúc này, trẻ có thể bị sưng, đau, đỏ ở cánh tay, vết tiêm; cơ thể mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, sốt, buồn nôn. Nếu có bất thường (không nhất thiết đúng theo bảng hướng dẫn), cha mẹ nên hỏi ý kiến thầy Thu*c và đưa con vào cơ sở y tế gần nhất.

Một số chuyên gia khuyến cáo người thân nên nói chuyện với trẻ trước khi tiêm về những phản ứng cơ thể có thể xảy ra. Với nhân viên y tế tại cơ sở tiêm, phụ huynh cần nói rõ về bất kỳ loại dị ứng nào mà trẻ từng gặp phải.

Nhân viên y tế tiêm vaccine covid-19 cho học sinh tại tp hcm, ngày 27/10. ảnh: thành nguyễn

Chương trình TCMR, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Bộ Y tế, là đơn vị chịu trách nhiệm tiếp nhận, bảo quản, phân bổ vaccine và triển khai tiêm chủng trên cả nước.

Theo ông thái, vaccine pfizer (đang sử dụng tiêm cho trẻ) được bảo quản ở điều kiện tiêu chuẩn từ -60 đến -90 độ từ khi ra khỏi kho của nhà máy, chuyển về việt nam sau đó về kho của viện vệ sinh dịch tễ trung ương. các tỉnh cũng mới được trang bị tủ âm sâu, đảm bảo giữ được vaccine trong điều kiện tiêu chuẩn. chương trình tcmr cũng đã phát triển quy trình vận chuyển giữ nguyên đông băng. "như vậy, vaccine luôn bảo quản ở điều kiện tối ưu, giữ chất lượng trong thời hạn đã đăng ký với các đơn vị quản lý, vaccine hoàn toàn an toàn và hiệu quả với trẻ", tiến sĩ thái nói.

Về phía Chương trình TCMR, ông Thái cho biết, đơn vị liên tục tập huấn, rút kinh nghiệm, hội thảo ngay khi có tình huống mới, nhằm điều chỉnh thực hành của cán bộ y tế, đảm bảo an toàn hơn nữa cho trẻ và người đi tiêm. Tuy nhiên, những tình huống bất khả kháng vẫn xảy ra - như một số người theo dõi tại nhà hoặc tại cơ sở y tế xảy ra bất thường, người đi tiêm phòng ở một mình, có bệnh nền như tim mạch, huyết áp gây đột tử. Khoảng 1/10 đến 1/5 số trường hợp biến chứng bất lợi nặng có tình huống như vậy, hội đồng chuyên môn rất khó đánh giá, phải xếp vào diện không rõ nguyên nhân.

"Do đó, để tránh tình huống bất lợi xảy ra, chương trình TCMR sẽ tăng cường giám sát hoạt động tiêm chủng từ công tác chuẩn bị lập kế hoạch, sắp xếp điểm tiêm, hỗ trợ cấp cứu... đồng bộ trong thời gian tới", tiến sĩ Thái chia sẻ.

Việt nam đang triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine covid-19 cho trẻ em, sử dụng vaccine pfizer. đến nay, 37 tỉnh, thành phố đang tiêm cho trẻ 12-17 tuổi với tổng cộng hơn 4 triệu liều. tỷ lệ bao phủ ít nhất một liều vaccine là 35,6% trẻ độ tuổi này. tỷ lệ phản ứng thông thường sau tiêm là 0,3%, gồm sưng, đau vết tiêm, đau tay, mỏi cơ, sốt.

Một số trường hợp phản ứng nặng sau tiêm được ghi nhận trong tuần qua. Trong đó, Bắc Giang, Hà Nội và Bình Phước mỗi nơi ghi nhận một ca T* vong sau tiêm vaccine do phản vệ độ 4 (cơ thể phản ứng quá mức với vaccine). Thanh Hóa có hơn 120 trẻ nhập viện sau tiêm, nguyên nhân chính thức chưa được Sở Y tế tỉnh công bố.

Tại mỹ, giới chức y tế cho biết vaccine pfizer an toàn và hiệu quả trong việc ngăn ngừa mắc covid-19 ở trẻ em (5-11 tuổi) và thanh thiếu niên (12-17 tuổi). vào đầu tháng 11, trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (cdc) đã khuyến nghị sử dụng vaccine pfizer cho trẻ em 5-11 tuổi. quyết định này dựa trên một số thử nghiệm lâm sàng nhỏ - đã được cục quản lý thực phẩm và dược phẩm (fda) xem xét - không tìm thấy tác dụng phụ nghiêm trọng nào liên quan đến vaccine. dữ liệu từ các thử nghiệm lâm sàng của pfizer cho thấy vaccine này an toàn và hiệu quả hơn 90% trong việc ngăn ngừa covid-19, đồng thời không có trường hợp t* vong nào liên quan đến vaccine được ghi nhận.

Bà Martha Sharan, người phát ngôn của Lực lượng Đặc nhiệm Vaccine Covid-19, CDC Mỹ, cho biết không có trường hợp T* vong nào ở trẻ em sau tiêm vaccine được báo cáo lên Hệ thống Báo cáo Tác dụng phụ của Vaccine (VAERS) sau khi nước này chấp thuận tiêm cho thanh thiếu niên từ tháng 5 và trẻ nhỏ từ tháng 11. Cũng theo CDC, phản ứng phụ sau tiêm vaccine ở trẻ em là nhẹ, chủ yếu đau ở vết tiêm, rất hiếm có tai biến nghiêm trọng.

Chi Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/tre-em-tiem-chung-can-theo-doi-sat-hon-nguoi-lon-4398092.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY