Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Trẻ mắc bệnh SỞI ngày một nặng thêm do cha mẹ làm những việc sau

Số lượng ca mắc bệnh sởi trên toàn quốc đang ngày một gia tăng và bệnh nhân chủ yếu là trẻ nhỏ. Bệnh dễ lây lan từ người qua người và bùng phát khá nhanh, để lại biến chứng nguy hiểm nếu thiếu hiểu biết.

Tại các bệnh viện ghi nhận có nhiều ca biến chứng, thậm chí tử vong vì bệnh sởi, thủy đậu.

Theo số liệu từ Bệnh viện Nhi Trung ương, chỉ riêng tại Khoa Truyền nhiễm, ThS. BS. Đỗ Thị Thúy Nga cho biết, từ đầu năm tới nay có 44 bệnh nhân nhập viện điều trị sởi.

Ảnh minh họa

Độ tuổi bệnh nhi nhỏ tuổi nhất chỉ mới 2 tháng tuổi, còn lại chủ yếu là từ 3-5 tuổi, nhiều trường hợp bị nặng, trẻ phải thở ôxy nhiều ngày do quá yếu. Ngoài ra, biến chứng có thể là viêm phổi, viêm phế quản gây ngừng thở, tắc thở, bị bội nhiễm, viêm não…

Nhiều trường hợp trẻ chưa đến tuổi tiêm phòng vaccine sởi, bị lây nhiễm từ chính bố mẹ hoặc người thân trong gia đình, một số trường hợp khác trẻ mắc bệnh sởi ngày một thêm nặng do cha mẹ làm những việc sau:

1. Nhầm lẫn giữa bệnh sởi và sốt phát ban

Nhiều phụ huynh nhầm lẫn giữa hai bệnh này vì biểu hiện bệnh có điểm giống nhau đó là nổi ban đỏ khắp người. Do nhầm lẫn nên khó tránh khỏi việc điều trị sai cách khiến bệnh sởi ngày một nặng thêm.

Đối với sốt phát ban, khi nốt đỏ bay hết, da trở lại bình thường không để lại thâm hay sẹo.

Đối với bệnh sởi, nốt ban đỏ xuất hiện ở từng bộ phận sau đó mới lan khắp thân, ban sởi sẽ gồ lên mặt da, khi nốt ban hết sẽ để lại vết thâm. Bệnh sởi còn kèm theo triệu chứng ho, chảy nước mũi và mắt đỏ.

Ảnh minh họa

2. Tự ý mua thuốc điều trị tại nhà cho con mắc sởi

Nhiều gia đình nghe theo cách chữa mẹo trị sởi cho trẻ như việc dùng nước lá mùi tây tắm khi trẻ nổi ban nhưng về đúng lý trong quá trình nổi ban tuyệt đối không được tắm cho trẻ vì dễ biến chứng.

Ảnh minh họa

Thứ hai là tự ý mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống khi trẻ bị sốt, ho, chảy nước mũi nhưng không hề biết rằng sởi kị nhất với corticord có trong nhiều loại thuốc như kháng sinh.

Đừng bao giờ tự ý chữa bệnh cho trẻ nhỏ để rồi phải hối hận khi chính cha mẹ là người hại con!

3. Không tiêm phòng vaccine sởi đầy đủ

Việc tiêm phòng sởi đối với người lớn nếu đã tiêm phòng sởi đủ 2 lần từ khi còn nhỏ thì sẽ phòng được bệnh lên tới 97%. Còn nếu chưa từng tiêm phòng thì cần đi tiêm bổ sung tại các bệnh viện, vì người lớn mắc sởi dễ lây cho người thân trong gia đình đặc biệt là con nhỏ.

Phụ nữ mang thai thì không nên tiêm vaccine chủng ngừa sởi cho tới khi họ sinh con.

Đối với trẻ nhỏ, cần được tiêm 2 liều vaccine MMR, tiêm liều đầu tiên khi 9 tháng tuổi, và mũi thứ hai khi trẻ đi mẫu giáo.

Ảnh minh họa

Thu Hương

Theo Tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/tre-mac-benh-soi-ngay-mot-nang-them-do-cha-me-lam-nhung-viec-sau-26968/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY