Nguyên nhân dẫn đến hôi miệng
Do vệ sinh răng miệng không đúng cách:
- Khoang miệng là môi trường ẩm ướt, thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Khoang miệng chứa hàng triệu vi khuẩn là nguyên nhân của hầu hết các triệu chứng hôi miệng.
- Do việc giữ vệ sinh răng miệng không hiệu quả và đúng cách dẫn đến các bệnh về răng như sâu răng, nha chu, nhiễm trùng nướu răng… là nguyên nhân gây hôi miệng.
Do thức ăn:
- Khi ăn, một số mẫu thức ăn nhỏ còn sót lại trong kẽ răng, hốc răng sâu bên trong bị vi khuẩn phân hủy gây ra mùi hôi.
Ảnh minh họa |
- Ăn phải những thức ăn có mùi nồng, dễ bay hơi như hành, tỏi, củ kiệu, thức ăn nhiều chất béo.
Bị mắc các căn bệnh gây nên hôi miệng:
- Nhiễm trùng phổi mãn tính, ung thư phổi, viêm phổi hoặc có vật lạ trong mũi.
- Bị viêm xoang, viêm phế quản, viêm amygdale, viêm nhiễm đường hô hấp.
- Lỡ miệng, nhiệt miệng kết hợp với bệnh viêm nha chu.
- Bị thoát vị thực quản hay chứng trào ngược dạ dày, có lỗ rò giữa thực quản và dạ dày.
- Một số bệnh gây suy yếu cho cơ thể như yếu gan, thận, tiểu đường.
Đặc tính của lá trầu không và công dụng chữa bệnh
Lá trầu không rất quen thuộc với người Việt ta, ngoài việc dùng để lấy lá ăn trầu, lá trầu không còn được dùng như một vị thuốc chữa được nhiều bệnh thường gặp. Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn.
Tên khoa học của trầu không là Piper betle L. (Piper siriboa L.) thuộc họ hồ tiêu Piperaceae. Là một loại cây mọc leo, thân nhẵn. Trong 100g lá trầu không chứa tới 2,4% tinh dầu.
Các thành phần chính của tinh dầu trầu không thuộc nhiều nhóm hóa học khác nhau như: Eugenol, chavicol, chavibetol, Estragol… có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như: Tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, trực khuẩn lỵ… và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm.
Theo phân tích dinh dưỡng, cứ 100gr lá trầu không có đến 85.4% độ ẩm, 3.1% protein, 0.8% chất béo, 2.3% muối khoáng, 2.3% chất xơ và 6.1% carbohydrate. Hàm lượng khoáng chất và vitamin chủ yếu là canxi, caroten, thiamin, riboflavin, niacin và vitamin C.
Với các thành phần trên, lá trầu không có tác dụng rất tốt trong việc điều trị một số bệnh. Mà tiêu biểu không thể không nhắc đến đó là bệnh hôi miệng.
Chữa hôi miệng bằng lá trầu không
Nhiều người sử dụng lá trầu không trị hôi miệng không đúng cách nên không đạt được hiệu quả trị hôi miệng như mong muốn, vì vậy mà mọi người nên chú ý hơn tới cách sử dụng đúng đắn nhất để có thể loại bỏ mùi hôi miệng một cách dễ dàng.
Để chữa hôi miệng bằng lá trầu, bạn hãy thực hiện các bước sau:
- Dùng 1 năm lá trầu tươi, đã già rửa sạch, vò nát.
|
Ảnh minh họa |
- Đun toàn bộ lá trầu vào 1 nồi nước. Bạn chú ý canh lượng nước sao cho ngập lá rồi đun sôi. Khi nước bắt đầu sôi thì ban đun nhỏ lửa thêm khoảng 15 phút để tinh dầu ra nhiều.
- Dùng nước đun được lọc bỏ bã và để nguội. Mỗi ngày bạn lấy nước lá trầu súc miệng từ 3-5 lần vào mỗi buổi sau khi ăn cơm, trước và sau khi ngủ. Sau khi súc xong thì bạn đánh răng hoặc súc miệng lại với nước sạch. Mỗi ngày bạn hãy cố gắng chịu khó thực hiện thì mùi hôi miệng sẽ biến mất.
Ngoài chữa hôi miệng, phương pháp này còn giúp bạn ngăn ngừa các vi khuẩn gây hại cho nướu, giảm viêm và chống sưng các mô mềm trong miệng.
Đào Trần
Theo tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: