Dinh dưỡng hôm nay

Trứng: Ăn đúng để bổ dưỡng

(SKGĐ) Trứng là thực phẩm gần gũi với người dùng. Tuy nhiên, để hiểu và ăn trứng đúng cách, có lợi cho cơ thể thì lại ít người biết đến.

Trứng ăn bao nhiêu là vừa?

Hầu hết mọi người đều biết ăn quá nhiều trứng sẽ không tốt cho cơ thể, nhưng lại ít ai biết chính xác nên ăn bao nhiêu thì đủ và tốt cho sức khỏe cơ thể.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng trứng được xác định tùy vào từng đối tượng. Đối với trẻ em từ 0-6 tháng tuổi chỉ nên ăn nửa quả/bữa, 2 quả/tuần. Trẻ từ 2 tuổi trở nên có thể ăn 3 quả/tuần. Đối với người lớn chỉ nên ăn 3-4 quả/tuần, trường hợp phụ nữ mang thai cũng không ngoại lệ.

Học ăn trứng cho đúng cách

Để ăn trứng một cách khoa học, hấp thu các chất dinh dưỡng trong trứng và không gây hại cho sức khỏe cần lưu ý:

Chế biến: Để hấp thu một cách dễ dàng các chất dinh dưỡng có trong trứng thì nên bạn nên ăn trứng chín hoàn toàn, không nên ăn trứng chần hoặc lòng đào. Đặc biệt, không được ăn trưng sống. Vì trong trứng sống có chứa nhiều avidin gây đau cơ bắp, giảm cảm giác thèm ăn, da dễ sưng rộp. Ăn trứng sống cũng tạo điều kiện để các vi khuẩn, nấm mốc dễ dàng thâm nhập và gây bệnh cho cơ thể.

Trong các món được chế biến từ trứng thì món trứng luộc được coi là bổ dưỡng nhất. Nó không chỉ dễ hấp thu mà còn tránh các chất có hại từ dầu, mỡ…

Bảo quản: Bạn nên bảo quản trứng trong tủ lạnh 24/24 giờ, chỉ lấy ra khi ăn. Đặc biệt, trứng mua về nên chắc chắn là đã được diệt khuẩn và kiểm dịch. Bởi ngoài vỏ trứng thường có vi khuẩn samolnela- loại vi khuẩn gây độc cho thức ăn, chúng trú ngụ và sinh sôi tại vỏ trứng.

Những cách kết hợp sai lầm với trứng

Món

Tác hại

Trứng + đường

Gây cảm giác khó tiêu, ợ chua do protein trong trứng kết hợp với amoni trong đường gây ra.

Trứng + sữa đậu nành

Đây là món thường được chị em kết hợp nhằm tăng giá trị dinh dưỡng cho bữa ăn mà không hề biết nó có tác dụng ngược lại. Trypsin trong sữa đậu nành sẽ kết hợp với ovalbumin trong lòng trắng trứng gây hao hụt chất dinh dưỡng vốn có.

Trứng + nước trà

Sự kết hợp này sẽ khiến axit tanic trong nước trà kết hợp với protein gây khó tiêu hóa. Đặc biệt, nó còn sinh ra các chất gây ung thư có hại cho cơ thể.

Trứng + thịt thỏ, thịt ngỗng

3 thực phẩm này đều có tính hàn nên khi ăn cùng nhau sẽ gây kích thích đường tiêu hóa, khiến bạn bị tiêu chảy.

Trứng + thịt rùa

Gây ngộ độc thực phẩm.

Trứng + quả hồng

Gây ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày cấp tính.

Trứng + thuốc chống viêm

Gia tăng gánh nặng cho dạ dày của bạn, làm ảnh hưởng tới sự hấp thu chất dinh dưỡng và hoạt động tiêu hóa.

Những người nên hạn chế ăn trứng

Dù trong trứng có nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng không thể phủ định rằng trứng cũng có lượng cholesterol khá cao, ảnh hưởng đến cholesterol trong máu. Chính vì vậy, một số đối tượng nên hạn chế ăn trứng như:

- Những người bị mắc bệnh gan

- Người bị tăng mỡ máu

- Người bị bệnh tim mạch

- Người bị cao huyết áp

- Người bị tiểu đường…

Ngoài ra, những người hay bị dị ứng cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ vì trong trứng cũng có chất gây dị ứng.

Thơ Nguyễn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/dinh-duong/trung-an-dung-de-bo-duong-18218/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY