Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Truyền thuyết về ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

Đông Trùng Hạ Thảo được liệt kê vào một trong những dược liệu quý nhất của Trung Hoa, nó vừa là dược liệu cực kì quý hiếm. Vừa hiếm, vừa quý và là thảo dược âm dương cân bằng có tác dụng như một dạng thuốc bổ nổi tiếng và quý giá.

Đông Trùng Hạ Thảo nổi tiếng không chỉ ở đất nước Trung Hoa mà còn lan xa ra các nước láng giềng và trên cả thế giới. Nhờ có hình thái kí sinh đặc biệt, thành phần dinh dưỡng phong phú, và công dụng thần kì vốn có. Nhưng khi nhắc đến Đông Trùng Hạ Thảo, ở vùng Tây Tạng vẫn còn lưu truyền không ít truyền thuyết đẹp về loài thảo dược này.

Truyền thuyết về Đông Trùng Hạ Thảo

Truyền thuyết Tây Tạng kể rằng, thuở xa xưa có một vị vua sinh được hai người con trai dáng vẻ khôi ngô, tuấn tú, tài ba không ai trong thiên hạ sánh bằng. Tuy nhiên, cùng một mẹ một cha nhưng mỗi anh em lại mang những tính cách khách nhau. Người anh cả có tính cách mạnh mẽ, luôn muốn được trở thành người chiến thắng trong các cuộc đua. Người em bản tính lại trầm lặng, khiêm nhường và tình yêu thương bao la.

Ngày tháng dần trôi qua, cùng với sự trưởng thành của 2 chàng trai là sự già nua cũng viếng thăm vị vua cha đã bao năm cai trị thiên hạ. Nhìn dáng vẻ già nua của cha già, người em chỉ ước sao tìm ra vị thần dược nào đó để có thể níu kéo tuổi thanh xuân, cải lão hoàn đồng giúp cho Vua, Hoàng Hậu và thần dân có một sức khỏe cường tráng và giảm đi những hệ lụy của sự già nua trong vòng quay của Sinh Lão Bệnh Tử cho thần dân khắp chốn.

Người em miệt mài kinh sử, tìm tòi kinh sách nghiên cứu các loài thảo dược, tầm sư học đạo với mong muốn tìm ra phương thuốc thần diệu đó. Tất cả các Đại phu được mời để tầm sư đều không thể tìm ra phương thuốc thần diệu hằng mong muốn. Người em liền khăn gói lên núi với quyết tâm tìm bằng được phương thuốc đó với ước nguyện: Nếu không tìm được sẽ chẳng quay về. Với sự mong mỏi khao khát đó , người em đượcsự đánh giá rất cao của Vua cha và các quan chức trong triều đình.

Năm tháng trôi qua, đã đến lúc cần phải chọn ra một trong hai người con để nhường ngôi vị, trị vì thiên hạ. Bài toán thật nan giải bởi ngôi báu chỉ có một trong khi đó lại có đến hai chàng hoàng tử. Cho dù người em, chẳng hề đam mê quyền lực chỉ chú tâm vào việc tìm ra thần dược. Nhưng chính điều đó càng thể hiện cái đức, cái nghĩa mà thần dân và các quan trong triều cần đến. Biết được điều đó, vì sự đam mê quyền lực muốn tranh giành ngôi vua, người anh hạ độc kế.

Âm mưu nhân lúc người em trai thông minh lanh lợi của mình đi lên núi dạo chơi, người anh ra tay hạ thủ giết chết em trên núi. Trời cao biết được âm mưu thâm độc đó liền biến người em thành một con sâu. Tìm mãi người anh không thấy em đâu, chỉ nhìn thấy trên mặt đất khắp nơi đều là sâu, thế là anh ta hóa phép biến thành một con chim ưng núi định ăn hết đám sâu kia, nhưng người em đã nhanh trí đào lỗ chui xuống đất, từ đuôi mọc ra một ngọn cỏ, giấu mình chìm trong biển cỏ, khiến người anh không sao tìm được.

Người anh không làm thế nào để thực hiện dã tâm của mình, vì tức tối mà chết trên đỉnh núi quanh năm phủ tuyết trắng. Người em thông minh với tấm lòng nhân hậu chợt thức tỉnh nhìn rõ hồng trần, không muốn tiếp tục quay lại với đời thường với những tranh giành, si mê quyền lực. Nguyện ở lại thảo nguyên, lánh xa quyền lực với hồng trần. Muốn đem thân mình cống hiến phụng sự cho sức khỏe, vẻ đẹp và tuổi thanh xuân của loài người.

Ý nguyện của chàng trai đã cảm động thần núi và các đấng thần linh. Nhưng họ cũng chẳng giúp được gì bởi tự nhiên vốn dĩ không thể tránh khỏi vòng “Sinh Lão Bệnh Tử”. Chỉ bằng một cách duy nhất là chính bản thân chàng phải giữ mãi nguyên hình của loài côn trùng và hiến trọn thân mình thì mới có thể tạo ra loài thần dược tạo ra sự kì diệu về tuổi thanh xuân và sinh lực cường tráng, giúp tránh khỏi những căn bệnh quái ác….

Câu chuyện lan truyền, ngày càng có nhiều người lên vùng thảo nguyên Tây Tạng để tìm trùng thảo và càng nhận ra nhiều tác dụng tốt cho cơ thể hơn từ ghi nhận ban đầu của truyền thuyết. Qua quan sát sự sinh trưởng của trùng thảo, mùa đông còn là thân sâu và mùa hạ đã có thân thảo mọc lên rắn chắc cứng cáp trên nền thân sâu, người ta đổi tên là Đông Trùng Hạ Thảo.

Đông Trùng Hạ Thảo tươi

Công dụng của Đông Trùng Hạ Thảo

Những công dụng từ kinh nghiệm, truyền tải theo thời gian và được chính thức nêu là vị thuốc Đông y từ thế kỷ thứ 15 trong các văn bản Tây Tạng cổ và thế kỷ thứ 18 trong bộ sách Bản thảo cương mục thập di (Trung Quốc, 1765). Theo sách này ghi chép, Đông trùng hạ thảo có vị ngọt, tính ôn, vào hai đường kinh thận và phế, có công năng dưỡng phế, bổ thận, bổ tinh tủy. Dùng để chữa ho, cầm máu, suy nhược, lưng gối mỏi đau, di tinh, liệt dương, lưng gối đau mỏi…

Ngày này, Đông Trùng Hạ Thảo phân bố ở châu Á và châu Úc, đặc biệt là các cao nguyên cao hơn mặt biển từ 4.000 đến 5.000m như Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc, Vân Nam... nên ở những vùng này người ta đi thu nhặt, phơi khô để bán. Và đó mới là Đông Trùng Hạ Thảo thứ thiệt.

Đông Trùng Hạ Thảo khi còn sống, có thể thấy rõ hình con sâu, với đuôi là một cành nhỏ, mọc lá. Phần “lá” hình dạng giống ngón tay, dài khoảng 4-11cm do sợi nấm mọc dính liền vào đầu sâu non mà thành. Sâu non giống như con tằm, dài chừng 3-5cm, đường kính khoảng 0,3-0,8cm. Bên ngoài có màu vàng sẫm hoặc vàng nâu với khoảng 20-30 vằn khía, đầu có màu nâu đỏ, đuôi giống như đuôi con tằm, có tất cả 8 cặp chân, nhưng 4 đôi ở giữa là rõ nhất. Chất đệm nấm hình que cong mọc ra từ mình sâu non, dài hơn sâu non một chút. Sâu non dễ bẻ gãy, ruột bên trong căng đầy, màu trắng hơi vàng; chất đệm nấm khá dài và bên trong ruột hơi rỗng, có màu trắng ngà.

Khoa học chứng minh trong Đông Trùng Hạ Thảo tự nhiên có thứa 7% một chất đặc biệt là acide cordicepic, 25-32% protid, khi thủy phân cho các axit amin như glutamic, prolin, histidin, valin, arginin và alanin; các vitamin A, B1, B2, C, D, E, K và các nguyên tố vi lượng như Ca, Fe, Zn, Selen…

Những chất này thử nghiệm trên thực nghiệm ghi nhận, Đông Trùng Hạ Thảo có tác dụng làm ổn định huyết áp, giãn khí phế quản phối, điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch, ức chế sự sản sinh các gốc tự do qua đó chống lão hóa tế bào và giải độc cho cơ thể, phù hợp với kinh nghiệm chữa hoi, tiêu đờm, suy nhược cơ thể, và bổ dưỡng của dân gian.

Trên lâm sàng, các nhà Y học cổ truyền Trung Quốc đã nghiên cứu dùng Đông Trùng Hạ Thảo điều trị và hỗ trợ điều trị thành công khá nhiều bệnh như rối loạn lipid máu, viêm phế quản mạn tính và hen phế quản, viêm thận mạn tính và suy thận, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, viêm mũi dị ứng, viêm gan B mạn tính, ung thư phổi (có tác dụng hỗ trợ) và thiểu năng sinh dục.

Người ta cũng đã dùng Đông Trùng Hạ thảo điều trị cho các bệnh nhân bị liệt dương đạt kết quả khá tốt, có khả năng cải thiện đời sống tình dục trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua tác dụng nâng đỡ và bồi dưỡng cơ thể. Điều này đã được Y học cổ truyền biết đến từ rất sớm.

Mấy năm gần đây, các nhà y học nghiên cứu phát hiện Đông Trùng Hạ Thảo có tác dụng ức chế trực khuẩn lao rất rõ rệt, có thể phòng ngừa, chữa trị các tổn thương thận do dược phẩm, nâng cao chức năng miễn dịch của tế bào có công hiệu điều trị nhất định đối với bệnh nhân viêm gan B, ngăn chặn xơ gan.

Ngoài ra, kết quả thực nghiệm của các nhà khoa học Nhật Bản còn cho thấy, nó có tác dụng thúc đẩy tế bào lá lạch nội tiết ra insulin và nó chỉ khởi động tác dụng khi trị số đường máu vượt quá ngưỡng bình thường.

Coi chừng “Đông Trùng Hạ Thảo” giả

Vì là vị thuốc quý hiếm nên trên thị trường xuất hiện nhiều loại Đông Trùng Hạ Thảo giả. Hàng giả thường được chế bằng thân củ của địa tàm và thảo thạch. Đông Trùng Hạ Thảo giả có cạnh gờ hơi cong và số đốt là 3-15, bên ngoài có màu vàng nhạt, dài độ 2-3cm, giòn hơn so với thông thường, khi cắt ra thì có màu trắng.

Một số loại Đông Trùng Hạ Thảo giả do Trung Quốc sản xuất được làm từ bột ngô, bột mạch hay thạch cao… Chúng được sản xuất bằng cách gia công ép màng nên bên ngoài có màu trắng ngà, hình sâu non nhẵn bóng, rõ các vằn khía, mặt cắt có màu trắng nhạt. Cầm thấy nặng, không nhẹ bông như thật, khi nhai lâu thì dính răng. Hàng giả thì sâu non không có chân, vị ngọt, dính.

Đông Giang

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/thuoc-va-suc-khoe/thuoc-va-suc-khoe/truyen-thuyet-ve-dong-trung-ha-thao-26708/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY