Ths, BS. Đào Yến Phi (Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, Đại học Y khoa, Phạm Ngọc Thạch, Tp.HCM) cho biết: Ở độ tuổi 20, mọi người có thể ăn thoải mái những món mình thích. Nhưng khi bước sang tuổi 30 khi sự chuyển hóa của cơ thể đã bắt đầu thay đổi thì thói quen ăn uống vô chừng đó sẽ gây bất lợi cho cơ thể. Khi đó, quá trình chuyển hóa thực phẩm trong cơ thể sẽ diễn ra chậm hơn và những bắp thịt cũng mất dần độ dẻo dai và cơ thể cũng tiêu thụ ít calo hơn.
Nếu cơ thể của bạn có khả năng đốt cháy khoảng 2.400 kcal/ngày vào độ tuổi 30, thì đến 50 tuổi nó chỉ có thể đốt cháy chưa đến mức 2.000 kcal/ngày. Cùng với sự biến đổi của thời gian, nếu bạn không biết kiểm soát lượng thực phẩm dung nạp vào cơ thể, thể trọng của bạn sẽ nhanh chóng tăng đều vào mỗi năm. Đây chính là con đường nhanh nhất dẫn bạn đến với những chứng bệnh: béo phì, tiểu đường, tim mạch, máu nhiễm mỡ…
Ảnh minh họa |
Để khắc phục tình trạng trên, bạn có thể tham khảo những gợi ý về chế độ ăn khoa học sau:
1. Không thể thiếu vitaminxml:namespace prefix="o" />
Để cung cấp đủ dưỡng chất giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng và đặc biệt là phòng ngừa các triệu chứng mở đầu của quá trình lão hóa mắt, mọi người nên ăn các thức ăn chứa chất chống ôxy hóa như vitamin A, C, E. Các chất này có nhiều trong hoa quả tươi, rau xanh, nước ép trái cây...
2. Nên uống nhiều nước
Việc tăng cường nước cho cơ thể sẽ giúp làm chậm quá trình lão hoá của các tế bào, nhất là các tế bào da, từ đó giúp cân bằng độ ẩm, ngăn chặn hiện tượng khô và nhão da.
Bên cạnh đó, mọi người nên uống nước từ 1,5-2 lít/ngày để vấn đề tiêu hóa được tốt hơn. Bạn có thể uống thêm nước canh rau, nước ép hoa quả thay thế cho nước tinh khiết, không nhất thiết là phải uống đủ bấy nhiêu nước lọc trong một ngày.
3. Ăn ít thịt
Thịt bò, thịt lợn được ăn quá nhiều có thể làm cho cơ thể chúng ta dễ mệt mỏi vì bắt gan, thận làm việc quá mức. Nếu ăn nhiều thịt trong ngày ở độ tuổi này có nghĩa là bạn đang vô tình tự vác lên vai mình mối nguy lăm le sự an toàn cho hệ tim mạch của mình.
4. Ăn nhiều cá
Nếu phải nhịn ăn thịt, bạn có thể thay thế bằng thói quen ăn nhiều cá. Đây là loại thực phẩm có thể bổ sung canxi, kem và sắt giúp cơ thể chúng ta chống lại chứng loãng xương, nhức mỏi khớp, ngăn chặn quá trình lão hóa đến sớm…
Đồng thời, nếu bạn ăn cá thường xuyên, ít nhất 2 lần trong tuần, nó có thể giúp bạn chống lại nhiều nguy cơ gây bệnh từ hen phế quản đến ung thư tiền liệt tuyến. Cá giàu chất đạm, ít axit béo không tốt, nhiều axit béo tốt có tác dụng chống bệnh tim mạch và ung thư.
5. Ăn ít chất béo
Chất béo (lipid) được hấp thu vào cơ thể chủ yếu là axit béo và cholesterol. Việc hấp thu thừa cholesterol sẽ dễ gây xơ vữa động mạch và tắc mạch máu, nguy hiểm nhất là mạch máu não và mạch vành. Nhưng nếu thiếu cholesterol cũng làm màng tế bào yếu, dễ gây xuất huyết.
Lượng cholesterol được khuyên dùng là dưới 300mg/ngày. Những người mắc bệnh máu nhiễm mỡ, huyết áp cao, thấp, rối loạn tiền đình, tiểu đường… cần hạn chế tối đa.
6. Sữa luôn cần thiết
Đa số người trung tuổi ở Việt Nam đều không có thói quen uống sữa - nguồn cung cấp chủ yếu canxi để phòng ngừa bệnh loãng xương. Vào tuổi này, mọi người nên thường xuyên uống từ 2-3 cốc sữa mỗi ngày để phòng ngừa phát triển bệnh loãng xương.
Khẩu phần lý tưởng hàng ngày: - 150-250g ngũ cốc và tinh bột - 100g thịt nạc, cá hoặc tôm - 50g đậu và cá chế phẩm từ đậu - 300g rau xanh - 250g hoa quả tươi - 250ml sữa - 30g dầu ăn - 6g muối - 25g đường - 2.000ml nước |
Khôi Nguyên
* (Bài viết có sự tư vấn và trả lời của Ths, BS. Đào Yến Phi - Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, ĐH Y khoa, Phạm Ngọc Thạch, Tp.HCM)
Theo tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: