Bài giảng tai mũi họng hôm nay

U nhầy xoang mặt: dấu hiệu triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán điều trị tai mũi họng

Với đặc tính u lành tính nằm trong xoang, có vỏ bọc ngoài khá dai, trong đầy dịch nhầy vô khuẩn, trong như lòng trắng trứng hoặc có màu vàng chanh, dịch nhầy chứa mucin

Là loại u gặp ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu ở người lớn.

Tuy là u lành tính nhưng cứ phát triển dần làm mòn, tiêu xương của thành xoang gây các biến dạng ở mặt, mắt.

U nhầy có thể phát triển ở một xoang hoặc ở hai hay nhiều xoang. Thường gặp nhất là u nhầy xoang trán, trán sàng.

Nguyên nhân

Hiện chưa rõ, các yếu tố được nêu lên là:

Tắc lỗ thông mũi-xoang do dị hình hay do viêm.

Sang chấn xoang do chấn thương hay sau phẫu thuật xoang.

Viêm xoang được điều trị kháng sinh kéo dài.

Hiện nay lưu ý nhiều đến yếu tố cơ địa.

Chẩn đoán

Với đặc tính u lành tính nằm trong xoang, có vỏ bọc ngoài khá dai, trong đầy dịch nhầy vô khuẩn, trong như lòng trắng trứng hoặc có màu vàng chanh, dịch nhầy chứa mucin và tế bào mỡ nên chụp X- quang lại bắt quang, sáng lên.

U nhầy còn nằm trong xoang: thường không có biểu hiện gì.

Không có hiện tượng viêm, nhiễm khuẩn.

Nhức đầu có thể gặp nhưng không điển hình.

Ngạt tắc mũi, chảy nước mũi có thể gặp trong u nhầy xoang hàm hay sàng hàm nhưng không rõ rệt.

Chỉ phát hiện được do tình cờ chụp X-quang (vì lý do khác) thấy xoang có u nhầy doãng rộng và sáng hơn bên đối diện.

U nhầy phát triển lâu năm: làm mòn, tiêu xương của thành xoang. Hiện chưa xác định được do áp lực dịch nhầy tăng dần, do bản chất dịch nhầy hay do vỏ bọc làm mòn, tiêu xương.

Các dấu hiệu chủ yếu do u nhầy ăn mòn, mất thành xoang, phồng, lấn ra bên ngoài gây nên. Tuỳ theo xoang có u nhầy thấy:

U nhầy xoang trán-sàng.

Dấu hiệu sớm: sưng phồng góc trên trong hốc mắt.

Chậm hơn: sưng phồng toàn bộ hay một phần mặt ngoài xoang (thành trong, thành trên hốc mắt) không có hiện tượng viêm nề, không đau, ấn mềm, bập bềnh, có thể thấy dấu hiệu bóng bàn hay dấu hiệu mũ miện (khi u thoát ra ngoài thành xoang).

Các dấu hiệu ở mắt như: nhìn đôi, sụp mi, dễ gây lồi mắt: lồi ra ngoài và xuống dưới, ít ảnh hưởng đến vận nhãn và thị lực.

U nhầy xoang hàm:

Dấu hiệu sớm: đẩy vùng hố nanh, tiền đình lợi môi.

Chậm hơn: sưng phồng mặt trước xoang hàm, đẩy rãnh mũi-má, hàm ếch có thể bị đẩy phồng xuống dưới.

X-quang: cho thấy xoang có u nhầy bị ăn doãng rộng ra về mọi phía, sáng hơn bình thường, thành xoang mỏng, đậm nét, có thể thấy chỗ mất xương.

Chọc dò: khi u nhầy đã làm mòn, mất thành xương, chọc dễ dàng, hút ra chất dịch nhầy trong như lòng trắng trứng hay vàng chanh, không có mũi hôi.

Tiến triển

U lành tính nhưng phát triển lâu ăn mòn, mất thành xoang lấn vào các tổ chức kế cận:

Vào mắt gây lồi mắt (xuống dưới, ra ngoài).

Vào nội sọ: làm bộc lộ, dính vào màng não. U có thể phát triển vào nội sọ gây hội chứng tăng áp lực nội sọ.

Xuống hàm ếch làm phồng, sập hàm ếch, có thể làm lung lay các răng hàm trên.

Khi u phát triển to gây biến dạng hẳn nửa mặt.

Điều trị

Phẫu thuật lấy bỏ u nhầy (cần lấy bỏ hết vỏ u).

Làm ống dẫn lưu mũi-xoang rộng, tốt để tránh tái phát.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/bgtaimuihong/benh-hoc-u-nhay-xoang-mat/)

Chủ đề liên quan:

bệnh học u nhầy xoang mặt

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY