Khó thở thanh quản là một hội chứng rất hay gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên đặc biệt ở trẻ em có nguy cơ gây tử vong vì thanh quản là nơi hẹp nhất của đường hô hấp. Vì vậy đòi hỏi người thầy Thu*c phải chẩn đoán nhanh và chính xác và kịp thời xử trí.
Viêm thanh quản do bạch hầu: thường xuất hiện sau bạch hầu họng. Nguyên nhân do vi khuẩn bạch hầu. Đặc điểm của khó thở bạch hầu là khó thở từ từ và tăng dần.
Khám họng: có giả mạc trắng ở họng, giả mạc trắng xám, khó bóc dễ chảy máu, không tan trong nước. Tốt nhất là tìm vi khuẩn bạch hầu. Để muộn giả mạc sẽ lan xuống thanh quản.
Viêm thanh quản do lao: bệnh tích chủ yếu ở liên phễu thường gặp ở người lớn, thứ phát sau lao phổi. Toàn thân yếu, khó thở xuất hiện từ từ.
Khó thở thường xuất hiện nhanh, trong trạng thái nguy ngập: mặt xám, xanh tái, thở nông, cháu mệt mỏi.
Tất cả các dấu hiệu là viêm long đường hô hấp trên. Khi bị nặng, sức đề kháng yếu dễ bị bội nhiễm và dẫn tới tình trạng khó thở thanh quản, cần can thiệp.
Đặc điểm: viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn tiến triển rất nhanh. Thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, bắt đầu là viêm mũi họng (giống như cúm). Rồi xuất hiện khó thở thanh quản, khó thở ngày càng tăng, khó thở có tiếng rít, rồi có ho, giọng khàn.
Xử trí: cần tiêm ngay Depersolon 2mg/1kg tiêm tĩnh mạch, đồng thời giải quyết nguyên nhân viêm nhiễm là tiêm kháng sinh nếu tiến triển xấu phải mở khí quản hoặc đặt nội khí quản.
Do sởi: sau khi sởi bay một tuần, có khi xuất hiện cùng với sởi. Chủ yếu là khàn tiếng, tiếng ho "ông ổng" như chó sủa đột nhiên gây khó thở cấp tính.
Hay sảy ra ở trẻ 3-6 tuổi xuất hiện ban đêm. Em bé đột nhiên thức dậy, với hiện tượng khó thở kịch phát, thanh môn như bị co thắt, cơn khó thở xuất hiện trong vài phút, rồi cơn khó thở qua đi, em bé ngủ trở lại. Hôm sau trong trạng thái bình thường. Cơn khó thở có thể xuất hiện trở lại vào những đêm sau, nguyên nhân có thể là do viêm V.A, các cháu này nên nạo V.A.
Do các dị vật sống khi đi rừng hít phải các loại côn trùng sống ở suối như: tắc te, vắt rừng.
Có thể khối lành tính hoặc ác tính xuất phát từ lòng thanh quản như: papillome, polyp, hoặc bên ngoài thanh quản như: ung thư hạ họng, áp xe thành bên họng ở sâu.
Chấn thương do đụng dập hoặc phù nề thanh quản như: mảnh bom, đạn, tai nạn giao thông, tai nạn lao động...
Triệu chứng |
Khó thở cấp I |
Khó thở cấp II |
Khó thở cấp III |
Toàn thân |
Bình thường |
Tình trạng kích thích vật vã, lo âu |
Tinh trạng ức chế, lơ mơ, nằm yên tím tái dần đi vào hôn mê, chân tay quờ quặng bắt chuồn chuồn |
Cơ năng |
Khó thở khi gắng sức, không khàn tiếng |
Khó thở thanh quản điển hình (khó thở chậm thì thở vào, co lõm cơ hô hấp, có tiếng thở rít), ho, khàn tiếng |
Khó thở nhanh nông, khó thở cả hai thì, rối loạn nhịp thở, khàn tiếng |
Xử trí |
Chống viêm, chống phù nề, an thần.Thở oxyTheo dõi. |
Mở khí quản cấp cứuHồi sức tích cực |
Mở khí quản tối cấp. Hỗ trợ hô hấp. |
Theo dõi tình trạng khó thở.