Tâm sự hôm nay

Nên làm xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng dịch mũi họng hay nước bọt

(MangYTe) - Công trình nghiên cứu mới đây của nhóm nghiên cứu tại Yale School of Public Health, New Haven, CT đã củng cố lập luận lấy mẫu nước bọt thay cho dịch mũi họng. Điều này hứa hẹn sẽ giải quyết được nhiều khó khăn trong quy trình lấy mẫu làm xét nghiệm chẩn đoán COVID-19.

Có tổng cộng 70 bệnh nhân dương tính covid-19 đang được điều trị nội trú đồng ý tham gia vào nghiên cứu. sau khi xác nhận sars-cov-2 dương tính với mẫu tăm bông mũi họng lúc nhập viện, nhóm nghiên cứu đã lấy thêm các mẫu khác từ cùng bệnh nhân khi nhập viện: mẫu nước bọt do chính bệnh nhân thu thập và mẫu gạc mũi họng do nhân viên y tế lấy tại cùng thời điểm.

Sử dụng trình tự mồi (primer sequences) của trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật, nhóm nghiên cứu đã phát hiện nhiều bản sao rna sars-cov-2 trong mẫu nước bọt hơn so với trong mẫu tăm bông mũi họng (mean log copies per milliliter, 5.58; 95% confidence interval [ci], 5.09 to 6.07 của mẫu nước bọt; mean log copies per milliliter, 4.93; 95% ci, 4.53 to 5.33 của mẫu tăm bông mũi họng):

Các mẫu nước bọt cho kết quả dương tính trong vòng 10 ngày sau khi đã chẩn đoán covid-19 có tỷ lệ cao hơn so với các mẫu tăm bông mũi họng. tại thời điểm 1 đến 5 ngày sau khi chẩn đoán, có 81% (95% ci, 71-96) mẫu nước bọt dương tính, so với 71% (95% ci, 67-94) của mẫu tăm bông mũi họng. những phát hiện này cho thấy mẫu nước bọt và mẫu tăm bông mũi họng ít nhất có độ nhạy tương tự nhau trong việc phát hiện sars-cov-2 trong quá trình nhập viện:

Đánh giá việc phát hiện vi rút trong các mẫu theo thời gian, mức độ của sars-cov-2 rna giảm sau khi khởi phát triệu chứng ở cả hai mẫu nước bọt (độ dốc ước tính, −0,11; khoảng tin cậy 95%, −0,15 đến −0,06) và mẫu tăm bông mũi họng (độ dốc ước tính, −0,09; khoảng tin cậy 95%, −0,13 đến −0,05):

Có ba trường hợp mẫu tăm bông mũi họng âm tính được theo sau bởi dương tính ở lần lấy mẫu tiếp theo, hiện tượng này chỉ xảy ra một lần với các mẫu nước bọt.

Các nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng sars-cov-2 có thể được phát hiện trong nước bọt của những người không có triệu chứng. nhóm nghiên cứu đã tiến hành sàng lọc 495 nhân viên y tế không có triệu chứng đồng ý tham gia vào nghiên cứu để kiểm tra cả mẫu nước bọt và mẫu dịch mũi họng. kết quả, 13 nhân viên y tế phát hiện thấy có sars-cov-2 rna trong các mẫu nước bọt, trong đó, có 9 trường hợp lấy các mẫu tăm bông mũi họng trong cùng một ngày, và 7 cho kết quả âm tính. xét nghiệm kiểm tra đối chiếu 13 nhân viên y tế có mẫu nước bọt dương tính tại phòng xét nghiệm chứng nhận clia, kết quả đều dương tính.

Sự không đồng nhất trong cách lấy mẫu tăm bông dịch mũi họng có thể là lời giải thích cho kết quả âm tính giả. trong các mẫu bệnh phẩm do nhân viên y tế thu thập từ bệnh nhân nội trú, nhóm nghiên cứu nhận thấy sự biến đổi lớn hơn về giá trị ngưỡng chu kỳ rnase p (ct) của nhóm người lấy mẫu tăm bông mũi họng (độ lệch chuẩn, 2,89 ct; ktc 95%, 26,53 đến 27,69) so với nhóm người lấy mẫu nước bọt (độ lệch chuẩn , 2,49 ct; ktc 95%, 23,35 đến 24,35).

Việc lấy mẫu nước bọt của chính bệnh nhân sẽ giúp loại bỏ nhu cầu tương tác trực tiếp giữa nhân viên y tế và bệnh nhân. chính sự tương tác này là nguyên nhân chính gây tắc nghẽn (nút thắt cổ chai) trong quy trình làm xét nghiệm khi thực hiện với một số lượng lớn bệnh nhân và có nguy cơ gây lây nhiễm trong môi trường bệnh viện. việc bệnh nhân tự lấy mẫu nước bọt của mình cũng làm giảm nhu cầu cung cấp thiết bị bảo hộ cá nhân.

PHA LÊ (Theo Sở Y tế TP.HCM)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/nen-lam-xet-nghiem-sars-cov-2-bang-dich-mui-hong-hay-nuoc-bot-20201013195721406.htm)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Nguyên nhân và biện pháp giúp cải thiện khô miệng và nước bọt đặc quánh lại do điều trị ung thư trẻ em
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY