Một số người lầm tưởng rằng uống càng nhiều nước thì sẽ càng tăng cường thải các chất độc ra khỏi cơ thể và tránh được một số căn bệnh. Nhưng thực tế, uống nhiều nước có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm.
1. Nhiễm độc nước
Theo một kết quả được đăng tải trên tạp chí Y học quân sự năm 2002 của Mỹ, nhiễm độc nước có thể xảy ra khi bạn uống nhiều hơn 5 lít nước chỉ trong khoảng một vài giờ. Tử vong do nhiễm độc nước là rất hiếm, nhưng không phải là không xảy ra. Trẻ nhỏ, bị bệnh tâm thần và bệnh nhân có áp lực cao thường có nguy cơ nhiễm độc nước hơn những người khác. Nhiễm độc nước có thể gây tổn hại phổi, não, tim và các cơ quan khác. Tình trạng này xảy ra khi bạn uống nước quá nhiều và quá nhanh, gây áp lực cho phổi của bạn.
"Nếu chúng ta uống rất nhiều nước trong một thời gian rất ngắn, thận không thể loại bỏ các chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể chúng ta đủ nhanh, và máu trở nên loãng, kèm nồng độ muối rất thấp", tiến sĩ Frankie Phillips của Hiệp hội Dinh dưỡng Anh cho biết.
2. Hạ natri trong máu
Natri là một chất điện phân chính trong cơ thể của bạn. Mất điện giải nhanh chóng có thể gây ra hạ natri máu, suy thoái natri. Đây là một triệu chứng sớm của nhiễm độc nước. Khi cơ thể không còn đủ natri, uống nhiều nước hơn có thể làm cho chất lỏng tăng lên trong não, phổi và tim. Về bản chất, bạn bị "chết đuối" khi đang khô cạn. Phần nước dư thừa sẽ di chuyển đến các tế bào của bạn, bao gồm các tế bào não dẫn đến phù não, hoặc sưng não. Nếu não sung sẽ làm ngừng chức năng quan trọng của cơ thể, bao gồm thở và kiểm soát cơ bắp.
Triệu chứng đầu tiên của hạ natri máu có thể là nhức đầu, sau đó là buồn nôn, nhầm lẫn kiểm soát cơ bắp, mệt mỏi và co giật. Cuối cùng, bạn có thể gặp phải tình trạng khó thở. Nếu không điều trị, bạn có thể rơi vào tình trạng hôn mê, ngừng thở và chết. Hỏi ý kiến bác sĩ hoặc đi khám ngay lập tức nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này.
3. Đổ quá nhiều mồ hôi
Ảnh minh họa |
Giáo sư Mark Whiteley, bác sĩ phẫu thuật mạch máu và nhà sáng lập Viện lâm sàng Whiteley Clinic tại London (Anh), chuyên gia hàng đầu về điều trị tăng tiết mồ hôi cho biết mỗi năm, có hàng trăm bệnh nhân đến Viện để cắt bỏ tuyến mồ hôi. Và rất nhiều trường hợp nguyên nhân xuất phát từ việc họ uống quá nhiều nước.
"Chúng ta thường nghe quảng cáo rằng bạn phải uống 2-3 lít nước mỗi ngày. Thật ra thông tin này không chính xác về mặt y khoa. Nếu là người cực kỳ quan tâm đến sức khỏe, thì trong 24 giờ, bạn nên uống 1,5 lít nước. Nếu uống quá nhiều nước, thận phải làm việc khó khăn để bài tiết nước tiểu. Bạn phải đổ mồ hôi nhiều hơn và càng đổ mồ hôi nhiều lại càng phải uống nhiều nước. Đó là lí do tôi luôn hỏi bệnh nhân câu đầu tiên là mỗi ngày bạn uống bao nhiêu nước", bác sĩ Mark Whiteley cho biết.
Tuy không gây ra mối đe dọa nghiêm trọng với sức khỏe, đổ mồ hôi quá mức lại thường gây ra nhiều mặc cảm tâm lý, ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng cuộc sống.
4. Gây mất ngủ
Ảnh minh họa |
Không những thế, uống thật nhiều nước, đặc biệt là vào cuối ngày, có thể ảnh hưởng giấc ngủ. Vì khi chúng ta ngủ, não của chúng ta giải phóng ADH, đây là loại horrmone chống lợi niệu, làm chậm chức năng thận và ngăn chúng ta cảm thấy cần phải đi tiểu trong đêm.
Nếu bạn uống 2 hoặc 3 ly nước vào buổi tối, chất lỏng dư thừa ảnh hưởng lên ADH, làm đầy bàng quang, và bạn phải thức dậy để đi vệ sinh. Sau đó, bạn sẽ khó ngủ lại vì vậy không nên uống hơn hai ly nước trước khi đi ngủ 3 giờ.
Cách uống nước đúng:
Trong điều kiện bình thường, mỗi ngày cơ thể cần khoảng 40ml nước trên 1kg cân nặng, tổng là 2-2,5 lít. Ví dụ, một người nặng 6 kg cần 2,5 lít, trong đó khoảng 1 lít được đưa vào dưới dạng nước uống như chè, cà phê, nước sinh tố, số còn lại trong các loại thực phẩm.
Nhu cầu về nước tăng mạnh trong những ngày nóng bức, những ngày mùa đông nhưng độ ẩm thấp, khi sốt, cho con bú, lao động thể lực hay tập thể dục thể thao và hơi giảm trong ngày trời lạnh nói chung.
Khi uống nước, nên uống từ từ, từng ngụm nhỏ, mỗi lần không nên quá 150-200 ml. Trước bữa ăn khoảng 15-40 phút, nên uống một ít nước vì sau 10-15 phút, nước đã được tống khỏi dạ dày, vào ruột non và thấm vào máu.
Sau những bữa ăn bình thường, không uống nước ngay mà để sau khoảng 30-40 phút, để tránh pha loãng hoặc giảm hoạt tính các men tiêu hóa (trừ những bữa ăn có chất nhiều kích thích, ăn khô, nhiều mỡ).
Ngân Trần
Theo tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: