Giá trị dinh dưỡng của loại quả này khá cao, 1 quả chanh leo có chứa: 275 kcal, 1,79 g protein, 64,29 g carbohydrate 10,7 g chất xơ, 107 mg canxi, 0,64 mg sắt và 139 mg natri.
Chanh leo giúp tăng cường tiêu hóa và bảo vệ hệ miễn dịch miễn dịch vì nó chứa vitamin C, chất chống oxy hóa và một số hợp chất. Những vitamin này giúp loại bỏ các gốc tự do khỏi cơ thể và cải thiện khả năng chống nhiễm trùng.
Ngoài ra, uống nước chanh leo còn giúp cải thiện thị lực và hạ huyết áp. Do vậy, có thể nói chanh leo có khá nhiều công dụng cho sức khỏe.
Chống viêm, ngăn ngừa ung thư
Các hợp chất thực vật polyphenol trong loại quả này có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm. Chúng bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh mãn tính như ung thư.
Ngoài ra, sự có mặt của beta-carotene trong chanh leo giúp làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Chanh leo chứa nhiều chất xơ, giúp đường ruột của bạn khỏe mạnh và ngăn ngừa táo bón, nhuận tràng và giữ cho đường tiêu hóa hoạt động tốt. Tuy nhiên nên lọc hạt bởi theo các chuyên gia, hạt chanh leo có thể khiến dạ dày vất vả hơn để tiêu hóa.Những chất dinh dưỡng của chanh leo hầu hết nằm trong lớp màng nhầy bám vào hạt chanh gọi là áo hạt.
Chanh leo ngăn ngừa bệnh tim mạch
Chanh leo còn là một nguồn khoáng chất dồi dào tốt cho tim mạch. Chanh leo có chứa nhiều chất xơ, giúp loại bỏ cholesterol dư thừa khỏi mạch máu. Điều này ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Loại trái cây ưu việt cho bệnh nhân tiểu đường
Chanh leo là một loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, không khiến lượng đường trong máu tăng đột biến và do đó, nó là một lựa chọn tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Một hợp chất được tìm thấy trong quả chanh leo có thể cải thiện độ nhạy insulin của cơ thể. Hàm lượng magiê trong chanh leo giúp giảm căng thẳng và lo lắng.
Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy magiê có thể hỗ trợ con người trong việc kiểm soát mức độ lo lắng, giải tỏa stress, căng thẳng.
Tác dụng của vỏ chanh leo
Các đặc tính chống viêm của chiết xuất từ vỏ chanh leo đã được nghiên cứu giúp giảm đau khớp và viêm xương khớp gối hiệu quả.
Tuy nhiên lưu ý với những người bị dị ứng latex (mủ cao su) có nguy cơ dị ứng với chanh leo cao hơn bình thường. Vỏ của quả chanh leo có màu tím, chứa các hóa chất gọi là glycoside cyanogen có thể kết hợp với enzyme tạo thành chất độc xyanua, do đó, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
Những người không nên uống chanh dây: Người bị dị ứng, viêm loét dạ dày không nên ăn: Chanh leo có thể gây ra các phản ứng dị ứng như nổi mề đay, khó thở, hen suyễn và phù mạch máu. Chính vì thế, người có cơ địa dị ứng cần thận trọng thử trước với số lượng ít, cảm thấy an toàn thì mới nên ăn. Chanh leo có nhiều axit hữu cơ có thể gây tổn thương cho người bị viêm loét dạ dày, vì thế người mắc bệnh này nên tránh xa chanh leo. Không dùng chung với một số loại thuốc: Chanh dây cũng có thể tương tác với các thuốc an thần và thuốc kháng histamine hoặc một số thảo dược, và làm tăng mức độ buồn ngủ. Nó còn làm tăng nguy cơ chảy máu vì tương tác với thuốc chống đông.
Thu Hương
Theo Tạp chí Sống khỏe
Chủ đề liên quan: