Theo Dược sĩ Nguyễn Thị Hoa, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương, phương pháp tốt nhất để sắc thuốc là phải sắc bằng hệ thống máy của Hàn Quốc vì sẽ không bị bay hơi. Lượng thuốc chiết sắc được sẽ rất là tốt vì thu gom được tất cả hoạt chất, tinh dầu vì hệ thống này kín như nồi áp suất. Máy tự động đun sôi trong thời gian nhất định và tự ngắt điện rồi sôi âm ỉ khoảng 2h đồng hồ thì được một mẻ. Mỗi một mẻ trung bình từ 10-15 thang thuốc. Khi thuốc đã sắc xong sẽ chuyển qua bình triết cô ép thật chặt không còn 1 tí nước nào. Bã thuốc bỏ ra rất là khô, nghĩa là mình tận dụng được triệt để. Từ máy ép, thuốc được chuyển sang máy đóng.
Người bệnh có thể mang thuốc đến các cơ sở y học cổ truyền để nhờ sắc. Còn nếu bạn muốn tự sắc ở nhà thì cần lưu ý những điều sau:
Ấm đất là tốt nhất
Thuốc thang là một dạng thuốc được dùng nhiều nhất trong Đông y vì có hiệu quả cao. Dạng thuốc này đòi hỏi người sử dụng phải “nấu” các vị thuốc bằng nước trong một khoảng thời gian nhất định mới dùng được (mà ta quen gọi là “sắc”). Sắc thuốc, dưới góc độ khoa học, là một quá trình thủy phân, chiết xuất hoạt chất dưới tác dụng của nhiệt độ.
Các loại ấm sắc thuốc được bán trên thị trường rất đa dạng về chất liệu như Để nâng cao hiệu quả sử dụng và tác dụng của thuốc, cần lưu ý một số vấn đề sau: Có thể sử dụng ấm đất, ấm sành, nồi nhôm, nồi thép không gỉ, nồi thủy tinh, đất, sành áp suất... Tuy nhiên, sử dụng ấm đất và ấm sành là tốt nhất. Vì trong một số dược liệu có rất nhiều tanin, nếu dùng ấm sắc bằng kim loại, trong quá trình sắc thuốc sẽ tạo thành tanat sắt, tanat đồng, tanat nhôm… sẽ làm biến đổi chất thuốc.
Dùng ấm nhôm để sắc thuốc, nếu thang thuốc có các vị chua như: Ngũ vị tử, Sơn tra… nồng độ nhôm trong thuốc sắc rất cao có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Ngày nay, có nhiều loại ấm sắc thuốc bằng điện của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, ưu điểm của các loại ấm này là chất liệu bằng sành, đất và có đồng hồ định thời gian nên rất chủ động cho việc sắc thuốc. Cách sử dụng đơn giản, chất lượng thuốc sắc cũng rất tốt, người sắc không phải chú ý nhiều đến việc sắc thuốc. Trên thị trường, ấm Hàn Quốc đắt nhất có giá khoảng hơn 1 triệu đồng. Còn ấm điện của Việt Nam hoặc Trung Quóc chỉ khoảng 250K đến 500K.
Sắc như thế nào? Trước khi sắc phải rửa thuốc
Tùy từng loại dược liệu mà có những cách sắc riêng biệt. Trước khi sắc thuốc nên rửa qua thuốc.
Thứ nhất, vì các vị thuốc Bắc phần nhiều đã được sấy khô và có thể có mối mọt, hoặc lẫn bụi.
Thứ hai, nhiều nhà thuốc chống mối mọt, mốc bằng cách phun diêm sinh vàorất dễ bị mốc, mọt nếu để lâu hoặc bảo quản không kỹ. Vì lý do này, các loại thuốc chống mốc, mọt thường được thêm vào các vị thuốc. Một trong những thuốc chống mốc rất phổ biến là diêm sinh. Diêm sinh thường được dùng trong quá trình sấy thuốc để làm cho thuốc được trắng, đẹp và chống mốc.; rửa thuốc sẽ giảm bớt liều lượng diêm sinh.
Thứ ba, hơn nữa pphần nhiều các vị thuốc hiện nay được trồng đại trà chứ không phải đi hái trên núi, trên rừng như ngày xưa; thuốc đại trà này nữa nên các có thể có tồn dư loại thuốc trừ sâu, phân bón hoá học cũng được dùng để tăng thêm năng xuất. Do đó, trước khi sắc, chúng ta phải rửa thuốc.
Khi rửa thuốc chú ý phải rửa nhanh để tránh các loại thuốc chống mốc, mọt, thuốc trừ sâu... (thường là bên ngoài của các vị thuốc) sẽ tan vào trong nước và ngấm sâu vào trong vị thuốc còn khô. Khi rửa tới nước thứ ba trở lên thì ngâm lâu một chút để các hoá chất khó tan hoặc đã ngấm sâu hơn có thể tan ra làm mền dược liệu giúp hoạt chất trong dược liệu dễ hòa tan hơn.
Muốn đạt chất lượng hãy đầu tư nước tinh khiết
Nước dùng để sắc thuốc cũng là một vấn để chúng ta phải quan tâm. Thông thường, chúng ta dùng nước máy, nước giếng, nước mưa… miễn là nước sạch để đun. Tuy nhiên cần một số lưu ý vì trong nước máy có tồn dư các thuốc sát trùng (chlorine, fluorine), các hóa chất do ô nhiễm môi trường và chất nước cứng (hard water) nên không tốt cho sức khoẻ. Đối với các loại nước ngầm (nước giếng đóng hoặc giếng khoan), nếu không lọc kỹ cũng sẽ có tồn dư kim loại nặng nhất thiết phải đạt các tiêu chuẩn vệ sinh tối thiểu. Nước tốt nhất để sắc.
Để sắc thuốc bắc thuốc là chúng ta nên sử dụng nước cất hoặc nước tinh khiết đủ đun thuốc. Tuy nhiên điều đó có thể gây lãng phí. Vì vậy, bạn có thể để các loại nước máy, nước mưa, nước giếng lắng đọng rồi chắt lấy nước ở trên để sắc thuốc.
Lượng nước và thời gian sắc
Thông thường tùy theo dược liệu có những gói thuốc 200, 400g. Chúng ta không nhất thiết lúc nào cũng áp dụng đổthường nghe nói nguyên tắc sắc là đổ 3 chén nước vào, sắc cạn để lấy 1 chén. Tuy nhiên bạn cần lưu ý, nguyên tắc chung nên đổ nước ngập dược liệu khoảng 2 đốt ngón tay là được. Nước không ngập dược liệu sẽ làm giảm sự chiết xuất hoạt chất. Những lần sắc sau có thể đổ ít nước hơn lần đầu.
Gặp những dược liệu có nhiều cành, nhánh nhỏ nên cố gắng xếp cho chúng nằm xuống dưới mặt nước. Lần thứ nhất đun sôi âm ỉ đổ ra. Lần sau đổ ít nước hơn so vói lần trước 1 chút rồi vẫn đun sôi âm ỉ rồi chắt ra. 3 nước chắt ra như vậy thì người ta sẽ cô lại được 3 bát nước. Sau đó, chúng ta trộn các nước thu được với nhau rồi chia ra 3 lần uống. Lưu ý có thể đóng vào chai và để nơi mát. Trước khi uống thì đun lại. Thuốc Bắc luôn phải uống ấm mới có tác dụng dẫn thuốc. Không nên sắc nước nào uống nước ấy vì nước sắc trước thường đậm đặc hơn nước sắc sau.
Cần ăn đúng giờ
Thời gian đun thuốc tùy thuộc vào loại thuốc. Ví dụ như các thuốc có tính chất bồi bổ thời gian đun khoảng 60-90 phút mỗi lần sắc, đun nhỏ lửa và sắc 3-4 lần. Còn với những thuốc như bạc hà, long não, tô diệp thì đun trên lửa to, khoảng 20-40 phút nên sắc 2-3 lần. Lưu ý khi sắc, bạn tránh mở nắp nồi thường xuyên vì sẽ làm bay hơi và thoát tinh dầu.
Phương pháp sắc thuốc Đông y tốt nhất
Cũng theo Dược sĩ Nguyễn Thị Hoa, phương pháp tốt nhất để uống thuốc Đông y là phải sắc thuốc bằng hệ thống bằng máy của Hàn Quốc vì sẽ không bị bay hơi. Lượng thuốc chiết sắc được sẽ rất là tốt vì thu gom được tất cả hoạt chất, tinh dầu thường bị mất đi khi sắc ở nhà vì máy sắc này rất kín như nồi áp suất vậy. Máy tự động đun sôi trong thời gian nhất định và tự ngắt điện rồi sôi âm ỉ khoảng 2h đồng hồ thì được một mẻ. Mỗi một mẻ trung bình từ 10-15 thang thuốc. Khi được như vậy sẽ chuyển qua bình triết cô ép thật chặt không còn 1 tí nước nào. Bã thuốc bỏ ra rất là khô, nghĩa là mình tận dụng được triệt để.
Từ máy ép chuyển sang máy đóng người ta đã ép thật chặt để chuyển sang. Sau khi ép thật khô rồi đun sôi lại sau đó mới đóng cho bệnh nhân. Rất hiện đại, vệ sinh mà tận dụng triệt tác dụng của dược liệu. Bệnh nhân có thể bốc thuốc tại bệnh viện hoặc có thể mang thuốc đến bệnh viện sắc rồi mang về nhà sử dụng. Chi phí là 9.000 đồng/ 1 thang.
Uống thuốc Đông y có cần kiêng kỵ? Thực ra tùy theo từng bệnh tùy theo loại thuốc mà trong thời gian dùng thuốc người bệnh cần tránh ăn một số thực phẩm mang tính đối lập với chiều hướng của thuốc. Tuy nhiên, việc kiêng kỵ chỉ mang tính tương đối, không nên thái quá, người bệnh cần chú ý đảm bảo đủ chất cho cơ thể để nâng cao hiệu quả phục hồi của thuốc, đừng quên rằng chế độ dinh dưỡng tốt góp phần quan trọng hồi phục sức khỏe. Dược sĩ Nguyễn Thị Hoa, Bệnh viện Y học dân tộc cổ truyền TW cho biết: “Theo kinh nghiệm ngày xưa của dân gian ta khi uống thuốc Đông y là kiêng giá đỗ với rau muống, những đồ tanh nhưng bản thân tôi khi được học, chúng tôi cũng hỏi rất kic các thầy dạy thì kiêng chung là kiêng gia vị cay đắng. Nếu tỉ mỉ hơn thì phải theo từng loại thuốc. Chứ tỉ mỉ hơn thi lại đi theo từng loại thucc". |
Nguyễn Thịnh
Theo tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: