Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Uống thuốc, lên bàn mổ theo giờ

(SKGĐ) Việc “lên lịch” để uống thuốc hay phẫu thuật không đơn thuần là ý muốn chủ quan của bác sĩ điều trị, tất cả đều dựa trên việc “lắng nghe” nhịp sinh học của cơ thể.

Giờ nào, thuốc nấy

Y khoa thế giới mới cho ra đời một bộ môn khoa học mới mang tên "dược lý thời khắc" (chronopharmacologie) - nhằm xác định thời điểm từng loại thuốc phát huy tác dụng mạnh nhất trong cơ thể, cũng như hạn chế tác dụng phụ gây hại nhất cho người bệnh dựa trên nhịp sinh học của cơ thể con người.

1. Thuốc ho, hen suyễn: Từ lúc nửa đêm trở về sáng, lượng chất gây dị ứng (histamin) trong cơ thể được phóng thích nhiều, khiến cho những người có cơ địa dị ứng thường dễ bị hắt hơi hoặc lên cơn hen suyễn. Chính vì thế, loại thuốc dành cho hệ hô hấp như thuốc ho, hen suyễn thì thường uống vào chiều tối…

2. Thuốc hạ đường huyết: Với các bệnh tim mạch (như nhồi máu cơ tim) và tai biến mạch máu não thường xảy ra vào buổi sáng khi các động mạch co lại và huyết áp tăng lên. Do đó, thuốc hạ huyết áp thuộc nhóm bêta ức chế (beta-blocquants) cần uống vào buổi tối, hoặc là vào buổi sáng sớm, trước khi ăn để được phóng thích từ từ ngăn chặn nguy cơ tai biến xảy ra.

3. Các loại thuốc giảm đau aspirin uống vào buổi tối (giữa hoặc sau bữa ăn) sẽ ít gây hại dạ dày hơn là uống vào buổi sáng.

4. Các thuốc trợ tiêu hóa chứa các men amylaz, lipaz, protidaz uống ngay trước hoặc giữa bữa ăn sẽ phát huy tác dụng hơn là uống lúc bụng trống.

5. Thuốc kháng sinh là phương tiện hữu hiệu nhất trong điều trị các bệnh nhiễm trùng. Thế nhưng việc “quên” uống trong những thời điểm nhất định trong ngày đã làm cho thuốc không còn khả năng tiêu diệt được vi trùng nữa. Vì thế, người bệnh cần nhớ 3 nguyên tắc “đúng, đủ, đều” để giữ nồng độ thuốc trong máu ở mức ổn định.

Giờ vàng để phẫu thuật

Lưu ý: Khi đi khám bệnh và nhận toa thuốc, bệnh nhân cần hỏi thêm thầy thuốc nên uống thuốc lúc nào thì tác dụng tốt, trước hay sau bữa ăn để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.

Bạn có biết tại sao đa số các cuộc phẫu thuật đều được tiến hành vào buổi sáng? Tất nhiên là điều này có cơ sở khoa học.

Ngoại trừ yếu tố tinh thần làm việc của ekip ca mổ đạt chuẩn nhất, thì buổi sáng, cụ thể là lúc 9h, còn là cơ hội để bệnh nhân giảm bớt đau đớn khi tiến hành phẫu thuật.

Thêm vào đó, vào buổi chiều muộn, khả năng chịu đau của bệnh nhân kém hơn, đồng thời dễ xảy ra nôn mửa hơn. Đồng thời, đây còn là khoảng thời gian mà việc điều hành giấc ngủ, sóng não và các chức năng cơ thể khác đều suy giảm hơn so với buổi sáng.

Ngoài ra, những yếu tố như không ăn gì trong cả ngày hoặc căng thẳng chờ đợi cuộc phẫu thuật trong cả ngày cũng là lý do nên chọn giờ buổi sáng để phẫu thuật.

Nên nhổ răng giờ nào?

Trong những nghiên cứu nha khoa, người ta nhận thấy với cùng một liều thuốc gây tê nhưng thời gian tác dụng ở người bệnh có thể xê dịch trong một phạm vị rộng từ 30-80 phút tùy theo giờ sử dụng trong ngày. Nếu vào buổi sáng, thời gian gây tê kéo dài tới khoảng 15 giờ. Đó là lý do vì sao các nha sĩ khuyên nhổ răng vào buổi sáng.

(Bài viết được sự hỗ trợ thông tin từ Lương y Nguyễn Văn Thêm, Phòng khám 150, Hải Thượng Lãn Ông, P.10, Q.5, TP. HCM)

Như Bình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/thuoc-va-suc-khoe/thuoc-va-suc-khoe/uong-thuoc-len-ban-mo-theo-gio-16272/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY