Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Vảy nến ở nách làm sao điều trị, ngừa tái phát?

Vảy nến ở nách là một tổn thương ngoài da và là một đặc trưng cơ bản của bệnh vảy nến đảo ngược. Bệnh xảy ra phổ biến ở người bị béo phì và rất khó điều trị

Vảy nến ở nách là một tổn thương ngoài da, đồng thời là một đặc trưng cơ bản của bệnh vảy nến đảo ngược. Bệnh lý này xảy ra phổ biến ở người bị thừa cân béo phì. Vì tổn thương xuất hiện ở vùng da có nhiều nếp gấp, ẩm ướt do tiết nhiều mồ hôi nên quá trình chữa bệnh thường gặp khó khăn, bệnh dễ dàng bùng phát trở lại. Tuy nhiên nếu kiên trì áp dụng đúng biện pháp chăm sóc và điều trị, tổn thương có thể nhanh chóng thuyên giảm và giảm nguy cơ tái phát.

Vảy nến ở nách là bệnh gì?

Vảy nến ở nách là một dạng thường gặp của bệnh vảy nến – một bệnh ngoài da mãn tính và có liên quan đến hệ thống miễn dịch. Đặc trưng của bệnh vảy nến là những mảng da tổn thương có màu đỏ, sưng viêm, trên bề mặt được bao phủ bởi một hoặc lớp vảy, xếp chồng lên nhau khiến da khô ráp, ngứa ngáy, khó chịu và nứt nẻ.

Dựa vào đặc tính, bệnh vảy nến được chia thành nhiều thể khác nhau. Trong đó thường gặp nhất là thể đảo ngược, thể mảng và vảy nến hồng… Ở mỗi thể bệnh vảy nến sẽ được đặc trưng bởi một hoặc nhiều vị trí tổn thương nhất định. Theo đó tổn thương ở nách thường được tạo ra và phát triển bởi thể bệnh vảy nến đảo ngược.

Vảy nến đảo ngược được xác định là một dạng vảy nến da tiết bã. Dạng vảy nến này chỉ xảy ra và tiến triển ở những vùng da có nhiều nếp gấp như mông, háng và nách. Bệnh xảy ra phổ biến và có nguy cơ phát sinh cao hơn ở những người bị thừa cân béo phì.

Vảy nến ở nách thường ẩm ướt hơn so với vảy nến xảy ra ở những vị trí khác. Bệnh xuất hiện khiến bệnh nhân luôn có cảm giác bứt rứt khó chịu, mặc dù không bong tróc nhưng thường bị nứt nẻ. Ngoài ra bệnh xuất hiện với những mảng tổn thương lớn, có ranh giới rõ ràng và thường lan rộng sang những vùng da lành.

Khác với những dạng vảy nến khác, quá trình điều trị bệnh vảy nến ở nách thường khó khăn hơn, tổn thương lâu lành, dễ tái phát. Nguyên nhân là do vùng nách là nơi tiết nhiều mồ hôi, ẩm ướt, có nếp nhăn, nếp gấp và thường xuyên cọ xát.

Hơn thế những tổn thương của bệnh cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn so với thông thường, bệnh thường tiến triển nhanh, nghiêm trọng và dễ phát sinh biến chứng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến ở nách

Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến ở nách giống với bệnh vảy nến đảo ngược. Vì thế để nhận biết bệnh lý này, người bệnh có thể dựa vào những đặc trưng và dấu hiệu cơ bản được liệt kê dưới đây:

    Tổn thương da hình thành theo mảng lớn, xuất hiện với màu đỏ, khô ráp, kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, dễ nứt nẻ, chảy máu và gây đau

Những tổn thương ở nách khiến vùng da tại vị trí này nhạy cảm và dễ bị kích thích hơn so với thông thường. Bên cạnh đó da đổ nhiều mồ hôi, cọ xát với áo nên thường khiến bệnh nhân có cảm giác đau rát, dễ bị nhiễm nấm và nhiễm trùng khi không được chăm sóc cẩn thận và vệ sinh sạch sẽ.

Bệnh vảy nến ở nách xảy ra do đâu?

Tương tự như các thể bệnh vảy nến khác, nguyên nhân khiến những tổn thương xảy ra ở nách và gây bệnh vảy nến thể đảo ngược vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ phát sinh bệnh:

    Yếu tố di truyền: Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh vảy nến ở nách có liên quan đến yếu tố di truyền. Điều này có nghĩa bệnh liên quan đến cơ chế hoạt động và kết hợp gen mang bệnh, thường tồn tại trên những nhiễm sắc thể số 6. Yếu tố di truyền của bệnh vảy nến có liên quan đến HLA-Cw6, Psori1 và HLA-B27- B13,-B17, -Bw57… Theo đó có khoảng 8% trẻ nhỏ mắc bệnh sau sinh nếu có mẹ hoặc bố bị bệnh. Tuy nhiên nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh thì trẻ nhỏ sau sinh có nguy cơ mắc bệnh lên đến 41%.
  • Rối loạn yếu tố miễn dịch: Bệnh vảy nến đảo ngược được xác định có liên quan đến hoạt động của những tế bào miễn dịch lympho T ở da. Trong đó thường gặp nhất là Th22, Th17 và Th1. Thông thường nhiệm vụ chính của lympho T là nhận diện, đáp trả và tiêu diệt những tác nhân gây hại đang xâm nhập vào da. Tuy nhiên khi yếu tố miễn dịch vị rối loạn, chúng sẽ nhận diện một cách sai lệch và nhầm lẫn những tế bào da khỏe mạnh là những dị nguyên, sau đó tấn công và tiêu diệt những tế bào da này. Khi đó thời gian sống của những tế bào da rút ngắn, chúng ch*t nhanh hơn và cũng hình thành nhanh hơn, tế bào mới hình thành khi tế bào mới chưa bong ra. Điều này khiến làn da xuất hiện những mảng da viêm đỏ, khô ráp, nứt nẻ và sưng nề.
  • Yếu tố môi trường: Nguy cơ mắc bệnh vảy nến ở nách có thể tăng cao do những yếu tố di truyền gồm vệ sinh nách không đúng cách, stress, căng thẳng, nhiễm trùng (thường gặp nhất là nhiễm liên cầu), điều trị bệnh với các Thu*c chống sốt rét, Thu*c corticosteroid, lithium, interferon, thường xuyên hút Thu*c lá, uống nhiều rượu bia, dị ứng với thức ăn, bị chấn thương, thừa cân béo phì… Trong đó thừa cân béo phì được xác định là một yếu tố nguy cơ có khả năng kích hoạt mạnh mẽ và khiến bệnh vảy nến trở nên nghiêm trọng hơn.

Bệnh vảy nến ở nách được chẩn đoán như thế nào?

Thông thường để chẩn đoán bệnh vảy nến ở nách bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành quan sát những biểu hiện tại vùng da dưới cánh tay, đồng thời hỏi bạn một số câu hỏi liên quan đến tiền sử bản thân và tiền sử gia đình. Một số xét nghiệm cũng có thể được chỉ định để xác định chính xác mức độ nghiêm trọng của bệnh lý và hướng điều trị hoặc được chỉ định khi những dấu hiệu trực quan không rõ ràng.

Phương pháp điều trị bệnh vảy nến ở nách

Đến hiện tại vẫn chưa có Thu*c đặc trị hay phương pháp điều trị nào có thể khắc phục hoàn toàn bệnh vảy nến ở nách, bệnh vảy nến đảo ngược hay các dạng vảy nến khác. Chính vì thế hầu hết các phương pháp điều trị được chỉ định với mục đích ngăn chặn tổn thương lan rộng, kiểm soát các triệu chứng của bệnh, làm giảm nguy cơ phát sinh biến chứng và giảm khả năng tái phát bệnh.

Các phương pháp dùng trong điều trị bệnh vảy nến ở nách cần được cân nhắc về độ tuổi mắc bệnh, mức độ nghiêm trọng, diện tích vùng da bị tổn thương, tiền sử mắc bệnh và tiền sử sử dụng các loại Thu*c điều trị trước đó. Vì thế bệnh nhân cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, chẩn đoán và đề xuất phương pháp điều trị thích hợp với tình trạng.

Đối với những trường hợp nhẹ, tổn thương không lan rộng và có kích thước nhỏ, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng Thu*c bôi để kiểm soát triệu chứng. Có thể chỉ định Thu*c uống hoặc tiến hành quang hóa trị liệu đối với những trường hợp nặng hơn hoặc có mức độ trung bình tùy theo phác đồ cụ thể.

Bên cạnh đó ở trường hợp nặng, bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ, có thể phải tăng liều lượng, sử dụng những loại Thu*c mạnh hơn hoặc cân nhắc về những chế phẩm sinh học được dùng qua đường tiêm tĩnh mạch.

Các phương pháp điều trị bệnh vảy nến ở nách được áp dụng:

1. Điều trị tại chỗ

Sử dụng Thu*c bôi điều trị tại chỗ là phương pháp chữa bệnh vảy nến ở nách được chỉ định đầu tiên ngay khi các triệu chứng xuất hiện. Những loại Thu*c này có thể được bào chế dưới dạng Thu*c mỡ, Thu*c xịt hoặc kem bôi… Vì dùng tại chỗ nên Thu*c thường mang đến hiệu quả nhanh, triệu chứng có thể ngừng lan rộng và có dấu hiệu thuyên giảm đáng kể.

Những loại Thu*c dùng trong điều trị tại chỗ được sử dụng phổ biến:

    Anthralin

Điều trị tại chỗ bằng Thu*c bôi ngoài da thường có đáp ứng tốt với những trường hợp nhẹ và những trường hợp có mức độ trung bình. Đối với các trường hợp nặng hơn, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng phối hợp Thu*c bôi điều trị tại chỗ cùng với các Thu*c dùng đường toàn thân (Thu*c tiêm hoặc Thu*c uống tùy theo mức độ nghiêm trọng) để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Tuy nhiên việc sử dụng một số loại Thu*c bôi như Thu*c ức chế calcineurin, Corticoid, Anthralin… có thể làm phát sinh các tác dụng phụ không mong muốn, cụ thể như mỏng da, teo da, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da.

Hơn thế, hiệu quả điều trị của những loại Thu*c bôi này sẽ giảm dần theo thời gian, đây còn được gọi là hiện tượng quen Thu*c. Trong trường hợp này, bệnh sẽ tái phát thường xuyên hơn, mức độ nghiêm trọng của những lần sau nặng hơn lần trước. Vì thế bệnh nhân cần lưu ý sử dụng Thu*c đúng cách, đúng liều lượng, đúng thời gian theo chỉ định và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

2. Liệu pháp ánh sáng

Liệu pháp ánh sáng thường được chỉ định ở những trường hợp bị vảy nến ở nách mức độ trung bình hoặc mức độ nặng. Để kiểm soát tổn thương, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng tia cực tím UVA, UVB và laser để chiếu trực tiếp vào vùng da bệnh, trong đó UVA, UVB có thể được liên tục thay đổi bước sóng để phù hợp với tình trạng bệnh và nâng hiệu quả điều trị.

Khi được chiếu vào vùng da cần điều trị bệnh vảy nến, các tia tử ngoại sẽ tấn công và nhanh chóng tiêu diệt những tế bào da đang bị tổn thương.

Những liệu pháp quang trị liệu có thể được sử dụng gồm:

    Laser excimer

3. Điều trị toàn thân

Điều trị toàn thân được chỉ định cho những trường hợp mắc bệnh vảy nến thể nặng nhằm khắc phục triệu chứng, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh, giảm nguy cơ tái phát và ngăn ngừa biến chứng.

Điều trị toàn thân thường được chỉ định với những loại Thu*c sau:

    Methotrexate

Methotrexate thuộc nhóm Thu*c ức chế miễn dịch. Thu*c có tác dụng cản trở quá trình tăng trưởng của một hoặc nhiều tế bào trong cơ thể, nhất là những tế bào có dấu hiệu tăng sinh nhanh chóng. Cụ thể tế bào da ở những người bị vảy nến nặng, tế bào tủy xương và tế bào ung thư.

Chính vì thế Thu*c Methotrexate được chỉ định dùng cho những trường hợp mắc bệnh vảy nến nặng, được dùng sau khi các phương pháp hoặc những loại Thu*c khác được thử nghiệm nhưng không hiệu quả, triệu chứng không được kiểm soát tốt

Loại Thu*c này có khả năng mang đến hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh vảy nến. Tuy nhiên Thu*c không được khuyến cáo sử dụng cho những người trẻ tuổi. Nguyên nhân là do loại Thu*c này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Cụ thể: Suy gan, suy thận, suy tủy xương…

    Cyclosporine

Cyclosporin thuộc nhóm Thu*c ức chế miễn dịch, được sử dụng cho những trường hợp vị vảy nến nặng. Tuy nhiên cơ chế hoạt động của loại Thu*c này không giống Methotrexate.

Cyclosporine mang hiệu quả điều trị bệnh vảy nến bằng cách làm chậm và ức chế một phần hoạt động phòng thủ của hệ thống miễn dịch hay cơ thể. Từ đó ngăn cơ thể tiêu diệt các tế bào da và làm tổn hại da ở những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến. Đối với bệnh vảy nến, Cyclosporine được chỉ định khi người bệnh không có đáp ứng tốt với những phương pháp điều trị khác hoặc không thể uống với các Thu*c khác.

Dù mang đến hiệu quả điều trị cao nhưng Thu*c có thể gây rủi ro và các tác dụng phụ nghiêm trọng. Cụ thể như tăng huyết áp, nhiễm độc gan, tăng creatinin máu…

    Retinoids

Retinoids thực chất là một nhóm những chất hay hợp chất hóa học tồn tại dưới dạng vitamin A hoặc có hợp chất có liên quan đến vitamin A về mặt hóa học, trong đó thường gặp nhất là isotretinoin và acitretin. Trong Y học, loại Thu*c này có tác dụng điều tiết và ức chế sự tăng trưởng của những tế bào biểu mô. Từ đó làm giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của những triệu chứng thuộc bệnh vảy nến.

Tuy nhiên Retinoids không được chỉ định cho phụ nữ đang mang thai. Vì loại Thu*c này có khả năng gây sảy thai hoặc quái thai ở phụ nữ. Ngoài ra Thu*c có thể làm tăng lipid máu và làm phát sinh nhiều tác dụng phụ khác khi được sử dụng kéo dài.

4. Liệu pháp sinh học

Thu*c sinh học dùng trong điều trị bệnh vảy nến ở nách nói riêng và bệnh vảy nến nói chung là những protein dẫn xuất từ rất nhiều tế bào sống của cơ thể, sau đó được xử lý thông quan kỹ thuật tái tổng hợp ADN.

Các Thu*c sinh học có khả năng ức chế hoạt động của những thành phần chuyên biệt được tìm thấy trong đáp ứng miễn dịch. Phương pháp điều trị này được xác định là có khả năng điều trị hiệu quả bệnh vảy nến thể nặng. Tuy nhiên liệu pháp sinh học chưa được sử dụng rộng rãi do phương pháp này có thể gây tác dụng phụ và khá đắt đỏ.

Đối với bệnh vảy nến ở nách thể nặng, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định điều trị với một số loại Thu*c sinh học sau:

    Efanecept

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh vảy nến ở nách tái phát

Hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh vảy nến ở nách. Tuy nhiên nếu bệnh nhân kiên trì điều trị và chăm sóc đúng cách thì những tổn thương ở nách có thể nhanh chóng thuyên giảm, nguy có tái phát bệnh giảm đáng kể.

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh vảy nến ở nách tái phát gồm:

    Dùng Thu*c chữa vảy nến ở nách theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Tương tự như các thể vảy nến khác, vảy nến ở nách hay vảy nến thể đảo ngược đều là bệnh mãn tính, liên quan đến rối loạn hệ thống miễn dịch, tiến triển lâu dài, không thể điều trị dứt điểm và thường xuyên tái phát.

Chính vì thế, để kiểm soát các triệu chứng, phòng ngừa biến chứng, tránh tổn thương lan rộng và giảm nguy cơ tái phát, người bệnh cần tích cực trong việc kết hợp chế độ chăm sóc cùng các phương pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ nếu có bất thường trong quá trình chữa bệnh.

Bài viết liên quan:

    10 địa chỉ khám chữa bệnh vảy nến tốt với Bác sĩ giỏi

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/vay-nen-o-nach)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY