Kinh tế xã hội hôm nay

Về làng Triều Khúc xem “con đĩ đánh bồng”

(MangYTe) - Các chàng trai mặt hoa da phấn, xúng xính áo tứ thân, váy đụp, đeo bông tai, chít khăn mỏ quạ, môi son má hồng mắt đưa tình trong những bước nhảy linh hoạt.

Mùng 9 Tết hàng năm, làng Triều Khúc, Hà Nội lại tưng bừng mở lễ hội truyền thống, đây là nơi thờ Thành Hoàng Phùng (Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng).

Lễ hội năm nào cũng thu hút đông đảo dân làng và du khách tới tham dự. Mở đầu bằng nghi lễ rước kiệu diễn ra long trọng trong sự thành kính của người dân làng Triều Khúc.

Video: “con đĩ đánh bồng”

Tiếp đến là những điệu múa lân, múa rồng của các chàng trai trong làng, đặc biệt nhất là màn múa “Con đĩ đánh bồng”.

Các chàng trai giả gái mặt hoa da phấn, động tác uyển chuyển, mềm mại, xúng xính trong áo tứ thân, váy đụp, đeo bông tai, môi son má hồng, chít khăn mỏ quạ và mỗi người đeo một cái trống bồng nhỏ sơn màu đỏ trước ngực.

Mắt lúng liếng đưa tình, miệng cười xinh trong những bước nhảy linh hoạt, họ thướt tha hòa cùng nhịp trống dồn dập khiến người xem thích thú.

Các cụ cao niên trong làng triều khúc cho biết, điệu múa "con đĩ đánh bồng" có từ thời bố cái đại vương phùng hưng đánh thắng giặc đường tại thành tống bình (hà nội bây giờ).

Sau đó, phùng hưng chọn đình làng triều khúc làm nơi khao quân, vì lúc đó ít phụ nữ nên ông đã cho những chàng trai đóng giả gái nhảy múa để khích lệ quân lính.

Đó là nguồn gốc của một trong những điệu múa cổ nhất thăng long đã có lịch sử 12 thế kỷ, còn tồn tại đến ngày hôm nay.

Tùng Dương

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục (https://giaoduc.net.vn/van-hoa/ve-lang-trieu-khuc-xem-con-di-danh-bong-post206319.gd)

Tin cùng nội dung

  • (PetroTimes) - Tối 26/4, tại Công viên Thống Nhất , Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội đã khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô quyến rũ”.
  • Chiều 30/1/2023 (mùng 9 Tết Quý Mão), Lễ khai hội truyền thống làng Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã diễn ra. Lễ hội được tổ chức hằng năm từ mùng 9 đến 12 tháng Giêng để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng chống quân xâm lược nhà Đường thế kỷ VIII, người đã mang lại cuộc sống no ấm, yên bình và dạy cho dân làng một điệu múa độc đáo là múa Bồng.
  • Điệu múa cổ giáo cờ giáo quạt xuất hiện từ thời nhà Trần đang còn được lưu truyền tại làng Giắng (làng Thượng Liệt), xã Đông Tân, huyện Đông Hưng (tỉnh Thái Bình). Đã có thời điểm tưởng thất truyền, nhưng bằng sự bền bỉ, truyền dạy từ đời này sang đời khác, điệu múa đặc sắc này vẫn đang âm thầm khẳng định sự trường tồn trong đời sống dân gian.
  • Nghệ nhân dân gian Triệu Đình Hồng là một trong hai người của làng Triều Khúc (nay thuộc Tân Triều, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội) tường tận về điệu múa trống bồng, đang truyền dạy lại cho thế hệ con cháu để không thất truyền những tinh hoa văn hóa ngàn năm.
  • (MangYTe) - Những ngày mùa thu, khu phố bích họa Phùng Hưng (Hà Nội) càng trở nên đẹp và lộng lẫy hơn bởi những chiếc đèn lồng với muôn hình vẻ khác nhau trông khá bắt mắt. Đặc biệt, phố bích họa còn là nơi lý tưởng để người dân Thủ đô tham quan, lưu lại những tấm hình kỷ niệm.
  • Sát Tết Trung thu, phố bích họa Phùng Hưng dài hơn 300m lại được trang trí đèn lồng rực rỡ thu hút đông đảm người dân và du khách đến thưởng lãm.
  • MangYTe - Dự án đục thông vòm cầu Phùng Hưng (Hoàn Kiếm – Hà Nội) dự định sẽ khởi công vào cuối năm 2018, tuy nhiên đến tháng 4/2019 mới chính thức triển khai. Đã hơn 1 năm trôi qua nhưng dự án vẫn chưa hẹn ngày hoàn thiện.
  • MangYTe - Tiếp tục dự án mở rộng không gian phố cổ Hà Nội, cơ quan chức năng tiến hành triển khai giai đoạn 2 thí điểm đục thông vòm cầu Phùng Hưng.
  • Sáng nay 26-4, cây ATM thực phẩm miễn phí đầu tiên tại Hà Nội của Báo Người Lao Động đã được khai trương tại địa chỉ số 16F, phố Phùng Hưng, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Các phần quà gồm gạo và thực phẩm đã được trao cho những hoàn cảnh khó khăn, người lao động bị giảm thu nhập do dịch Covid-19...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY