Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Vì mâu thuẫn gia đình, cô gái 22 tuổi uống hết nửa chai nước tẩy rửa bồn cầu

Kết quả nội soi toàn bộ đường tiêu hóa của bệnh nhân cho thấy niêm mạc thực quản bị phù nề xung huyết, có loét nông kèm theo giả mạc trắng, long tróc biểu mô thực quản.

Cô gái 22 tuổi uống nước tẩy rửa bồn cầu vì mâu thuẫn gia đình

Mới đây, Trung tâm Chống độc của Bệnh viện Bạch Mai mới tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhân nữ, 22 tuổi ở Phúc Thọ (HN), bị ngộ độc chất ăn mòn do "uống nhầm" một nửa chai nước tẩy rửa bồn cầu. Trước đó, bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng nôn nhiều, mất nước, nhiễm toan chuyển hóa. Người nhà bệnh nhân cho biết do mâu thuẫn gia đình, bệnh nhân đã uống nước tẩy rửa bồn cầu.

Trung tâm Chống độc của Bệnh viện Bạch Mai mới tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhân nữ, 22 tuổi ở Phúc Thọ (HN), bị ngộ độc chất ăn mòn do "uống nhầm" một nửa chai nước tẩy rửa bồn cầu.

Kết quả nội soi toàn bộ đường tiêu hóa của bệnh nhân cho thấy niêm mạc thực quản bị phù nề xung huyết, có loét nông kèm theo giả mạc trắng, long tróc biểu mô thực quản. Dạ dày bệnh nhân có nhiều dịch đen bẩn. Toàn bộ niêm mạc dạ dày viêm loét phù nề xung huyết mạnh. Niêm mạc hành tá tràng và tá tràng cũng viêm loét phù nề, xung huyết mạnh. Hiện bệnh nhân đang được theo dõi sát sao, duy trì dinh dưỡng, kháng sinh…

Nếu như trước đây, chúng ta chỉ thường nghe nói đến những vụ ngộ độc hóa chất tẩy rửa ở trẻ nhỏ với T*i n*n nhỏ, lành tính thì nay cũng có những ca người lớn nhập viện do sử dụng để Tu tu. Thông thường, nhóm đối tượng sử dụng với mục đích Tu tu sẽ dùng với số lượng lớn, có khả năng đe dọa tính mạng.

Kết quả nội soi toàn bộ đường tiêu hóa của bệnh nhân cho thấy niêm mạc thực quản bị phù nề xung huyết, có loét nông kèm theo giả mạc trắng, long tróc biểu mô thực quản.

Uống nước tẩy rửa gây ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Ts.bs nguyễn trung nguyên (giám đốc trung tâm chống độc, bệnh viện bạch mai) cho biết, bệnh nhân ngộ độc hóa chất ăn mòn thường bị bỏng, xuất huyết, thủng dạ dày, về lâu dài rất dễ bị hẹp thực quản, co rút, dày dính các bộ phận của đường tiêu hóa. đã có một vài ca do bỏng hóa chất gây hoại tử dạ dày, đại tràng và đã Tu vong. việc chữa trị cũng kéo dài và khó khăn, tỷ lệ Tu vong cao. tại trung tâm chống độc, bệnh viện bạch mai đã ghi nhận ít nhất 3 bệnh nhân Tu vong do ngộ độc chất ăn mòn.

Theo PGS.TS Trần Hồng Côn (khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN), nước tẩy rửa có nhiều loại với nhiều thành phần khác nhau, tùy theo từng nhãn hàng. Tuy nhiên, chung quy lại, nước tẩy rửa vẫn có những thành phần chính như chất khử, axit để tẩy rửa cặn bám trong bồn cầu, nhà vệ sinh, nhà bếp...

"Khi uống phải những loại nước tẩy rửa này, tùy theo mức độ nhiều hay ít thì người uống phải đều có nguy có hỏng thực quản, dạ dày, đường tiêu hóa. Uống phải càng nhiều thì nguy cơ càng cao, thậm chí có thể đe dọa tính mạng nếu không được cấp cứu điều trị kịp thời", PGS.TS Trần Hồng Côn khẳng định.

Khi có người uống nhầm hóa chất, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đi cấp cứu. Tuyệt đối không tự ý làm gì khi chưa nắm rõ nạn nhân uống nhầm cái gì.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), ngoài những trường hợp uống hóa chất tẩy rửa có mục đích thì những trường hợp uống nhầm cũng không ít. Trong đó đối tượng trẻ nhỏ rất thường xuyên gặp phải.

Bằng chứng là hầu như tháng nào khoa cũng tiếp nhận vài trẻ cấp cứu do uống nhầm hóa chất, Thu*c tại nhà, phổ biến là xăng, dầu hỏa, dung dịch cọ rửa, axit, chất diệt cỏ... Nguyên nhân là cha mẹ thường để dung dịch vào những dạng chai nước ngọt, chai nước khoáng ở những nơi dễ lấy khiến trẻ nhầm lẫn, lấy uống.

Ngoài những trường hợp uống hóa chất tẩy rửa có mục đích thì những trường hợp uống nhầm cũng không ít.

Giới chuyên gia khuyên, khi rơi vào những trường hợp này, người nhà cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đi cấp cứu ở cơ sở y tế gần nhất. Tuyệt đối không tự ý làm gì khi chưa nắm rõ nạn nhân uống nhầm cái gì.

Đặc biệt cần để chất tẩy rửa tránh xa tầm tay của trẻ, không để ở những khu vực vui chơi, dễ nhìn thấy của trẻ. Không dùng những chai từng đựng nước uống để đựng hóa chất để tránh trường hợp trẻ tưởng là nước uống. Đây cũng là lời cảnh báo cho người lớn vì trong thực tế cũng có nhiều trường hợp nhầm lẫn tai hại, nhất là hóa chất có màu sắc.

Ngoài ra cần có những cảnh báo rõ ràng về các hóa chất sử dụng trong gia đình, mức độ độc hại của chúng với sức khỏe để người dân hạn chế sử dụng và nếu sử dụng phải có phương tiện phòng hộ đầy đủ. Các sản phẩm nhập khẩu cần có thông tin đầy đủ về hướng dẫn sử dụng, mức độ an toàn và các khuyến cáo khi sử dụng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/vi-mau-thuan-gia-dinh-co-gai-22-tuoi-uong-het-nua-chai-nuoc-tay-rua-bon-cau-20210622103030021.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY