Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Vì sao phụ nữ đang mang thai không nên nuôi chó mèo?

Sau khi phụ nữ mang thai, việc chọn vật nuôi ở nhà đã trở thành điểm tranh cãi của nhiều gia đình, chủ yếu là do vật nuôi có khả năng mang vi sinh vật gây bệnh “TORCH - các bệnh của mẹ có thể truyền và gây dị tật ở thai nhi hoặc gây tai biến sản khoa.

Lý do phụ nữ mang thai không nên nuôi chó, mèo

TORCH là chữ viết tắt của các bệnh của mẹ có thể truyền và gây dị tật ở thai nhi hoặc gây tai biến sản khoa, gồm: TO: Toxoplasma gondii, R: Rubella, C: Cytomegalovirus (CMV), H: Herpes simplex virus (HSV).

Trong đó Toxoplasma gondii, loài ký sinh trùng phổ biến. Sự lây nhiễm của Toxoplasma gondii rất rộng, và các loài động vật có vú như mèo và chó là những vật chủ cuối cùng, trong đó mèo nguy hiểm hơn chó.

Sau khi phụ nữ mang thai, việc chọn vật nuôi ở nhà đã trở thành điểm tranh cãi của nhiều gia đình.

Đặc điểm này dễ khiến con người bị nhiễm Toxoplasma gondii qua vật nuôi, người khỏe mạnh thường không có triệu chứng rõ ràng sau khi nhiễm Toxoplasma gondii, nhưng một khi phụ nữ mang thai bị nhiễm (nhất là trong ba tháng đầu) sẽ dễ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, và thậm chí có thể khiến thai nhi trong trường hợp nghiêm trọng bị dị dạng, tử vong.

Phụ nữ mang thai ngăn ngừa nhiễm Toxoplasma gondii như thế nào?

Phụ nữ mang thai nên thực hiện một số điều để ngăn ngừa sự lây nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm Toxoplasma gondii từ chó, mèo:

1. Tiêm phòng cho chó, mèo thường xuyên và không cho ăn thức ăn thô

Nếu nuôi thú cưng tại nhà, bạn cần thường xuyên tẩy giun sán, tiêm phòng, khám sức khỏe,… Khi nuôi thú cưng nên tránh cho chúng trực tiếp thức ăn sống vì Toxoplasma gondii có thể lây truyền qua đường nước và thịt.

2. Phụ nữ có thai không nên tiếp xúc và dọn vệ sinh cho vật nuôi

Phụ nữ có thai không nên chạm vào vật nuôi, vì trứng Toxoplasma thải ra ngoài theo phân có khả năng lây nhiễm cao, rất dễ lây nhiễm sang cho phụ nữ mang thai.

Phụ nữ có thai không nên chạm vào vật nuôi.

3. Khám thai định kỳ

Chị em nên đi khám thai định kỳ, trong que thử thai có chỉ số TORCH trong máu, có khả năng phát hiện kịp thời chị em có bị nhiễm Toxoplasma gondii hay không.

Nhiễm ký sinh trùng thường từ miệng vào. Trong cuộc sống, cả người lớn và trẻ em nên cố gắng tránh ăn những loại thực phẩm này.

Ếch, nhái: Ký sinh trùng Sparganus thường được tìm thấy ở ếch và các động vật hoang dã khác, và bạn dễ bị nhiễm trùng khi ăn ếch nấu chưa chín. Sau khi xâm nhập vào cơ thể người, sparganosis sẽ ký sinh ở mí mắt, các chi, dưới da và khoang miệng. Một khi xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương sẽ dễ gây ra các triệu chứng như xâm nhập kịch phát, hôn mê, mờ mắt.

Tôm và cua chưa chín: Bệnh sán lá gan nhỏ rất phổ biến ở tôm, cua, người ăn phải tôm, cua sống hoặc nấu chưa chín rất dễ dẫn đến nhiễm trùng. Một khi bị nhiễm trùng, sán sẽ xâm nhập vào phổi, bụng và não, sau đó gây ho, đờm có máu, đau tức ngực, đau bụng và các triệu chứng khó chịu khác.

Tóm lại, nhiễm ký sinh trùng là một yếu tố nghiêm trọng đe dọa sức khỏe con người, đặc biệt là với phụ nữ mang thai. Vì vậy, ngoài việc chú ý vệ sinh và chăm sóc vật nuôi cẩn thận, bạn cũng cần tránh thực phẩm sống. Ngoài ra, cần chú ý rửa tay sạch sẽ trước khi ăn để tránh bị nhiễm trùng nhiều nhất có thể.

Xem thêm: 3 môn thể thao này là dễ đột tử nhất, hãy ghi nhớ 4 điểm để phòng tránh hiểm họa

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/vi-sao-phu-nu-dang-mang-thai-khong-nen-nuoi-cho-meo-36157/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY