Viêm da tiếp xúc là bệnh lý phổ biến mà nhiều người gặp phải, nhất là những người bị dị ứng cơ địa. Nhiều người bị viêm da tiếp xúc đều đặt ra câu hỏi viêm da tiếp xúc có lây không, bệnh có nguy hiểm không cũng như cách chăm sóc bệnh. Vì nếu bệnh không được chăm sóc đúng cách sẽ có xu hướng lan sang các vùng da khác và nghiêm trọng hơn.
Viêm da tiếp xúc có lây không? Có nguy hiểm không?
Viêm da tiếp xúc là tình trạng da bị phát ban, nổi các mẩn đỏ gây ngứa ngáy, đôi khi còn nổi các mụn nước. Nguyên nhân chính gây ra viêm da tiếp xúc là người bệnh tiếp xúc với các dị nguyên gây kích ứng như: Các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp, hàng kém chất lượng, hóa chất độc hại, phấn hoa, ánh sáng mặt trời, kim loại, côn trùng,…
Sau khi da tiếp xúc với các tác nhân này sẽ gây kích ứng da bắt đầu bị tổn thương. Xuất hiện các ban đỏ hoặc các mụn nước ở các vùng da tiếp xúc, kèm theo các biểu hiện ngứa ngáy, đau rát, sưng viêm.
Vậy viêm da tiếp xúc có lây nhiễm không?
Theo các chuyên gia cho biết, viêm da tiếp xúc liên quan đến các yếu di truyền, cơ địa của mỗi người và hệ thống miễn dịch trước các tác nhân gây bệnh. Vì vậy, bệnh không có khả gây lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Trường hợp nhiều thành viên trong gia đình bị viêm da tiếp xúc là do di truyền hoặc tiếp xúc cùng nguồn nhiễm bệnh.
Nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm nếu có tiếp xúc với người bị viêm da tiếp xúc. Thay vào đó, hãy xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để tăng cường kháng thể, chống lại các tác nhân gây viêm da tiếp xúc.
Tuy nhiên, ở người bị viêm da tiếp xúc cũng nên lưu ý, bệnh không lây nhiễm cho người khỏe mạnh nhưng khi vùng da bị viêm bị bội nhiễm, nhiễm trùng sẽ có khả năng lây sang các vùng da khác. Ngoài ra, khi tiếp xúc trực tiếp từ vùng da viêm nhiễm của người bệnh cũng có thể bị lây nhiễm các vi nấm, vi khuẩn, nên bạn cũng cần lưu ý.
Bệnh viêm da tiếp xúc tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người nhưng gây tổn thương da, kèm theo các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân. Nếu có sự can thiệp của y khoa bệnh sẽ phục hồi sau 2 đến 4 tuần.
Bệnh viêm da tiếp xúc có nguy hiểm không?
Nếu không điều trị nghiêm túc để bệnh tái lại sẽ làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm trùng, viêm da thần kinh, da bị hoại tử và để lại sẹo,…
Bệnh viêm da tiếp xúc gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người trưởng thanh. Trong đó, bệnh đặc biệt nguy hiểm ở trẻ em và trẻ sơ sinh vì hệ miễn dịch ở trẻ chưa đủ để kháng lại các vi khuẩn gây bệnh.
Viêm da tiếp xúc trẻ em: Viêm da tiếp xúc phổ biến ở trẻ em vì trẻ chưa đủ kiến thức nhận biết các dị nguyên gây dị ứng và sức đề kháng không đủ để kháng lại các vi khuẩn xâm nhập.
Đa phần trẻ sẽ có các triệu chứng như: Nổi mẩn ngứa, phát ban, nổi mụn nước,…Nếu không được điều trị và chăm sóc cẩn thận có thể gây nhiễm trùng da, lở loét, để lại sẹo thâm,…
Viêm da tiếp xúc trẻ sơ sinh: Đối với trẻ sơ sinh khi bị viêm da tiếp xúc cần phải thận trọng chăm sóc và điều trị. Vì hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh rất yếu. Nếu không điều trị đúng cách để tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn có thể để lại các dị chứng về sau.
Viêm da tiếp xúc cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để kiểm soát các tình trạng ngứa ngáy, khó chịu càng nghiêm trọng. Nếu để tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng sẽ dẫn đến da bị bội nhiễm, nhiễm khuẩn, hình thành mủ,…Mất nhiều thời gian điều trị và có thể để lại sẹo vĩnh viễn.
Những trường hợp viêm da tiếp xúc nghiêm trọng sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh, biến đổi màu da gây mất thẩm mỹ ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh.
Nếu không may bị viêm da tiếp xúc, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau để tránh làm tổn thương da và kiểm soát các triệu chứng của bệnh.
Sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như: Hóa chất độc hại, mỹ phẩm gây kích ứng, côn trùng có nọc độc,…Bạn hãy vệ sinh vùng da tiếp xúc với nước muối sinh lý hoặc nước sạch, tránh rửa với xà phòng có chất tẩy rửa cao sẽ làm da dễ bị kích ứng hơn.
Vệ sinh da ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên
Dùng nước nước muối sinh lý giúp da được sát khuẩn, loại bỏ các dị nguyên, hạn chế các tổn thương trên da.
Trên thực tế, các dị nguyên gây viêm da tiếp xúc ở lại trên da càng lâu sẽ làm da tổn thương nhiều hơn, các triệu chứng có nguy cơ bùng phát mạnh hơn và lan sang các vùng da khác. Tình trạng này càng kéo dài sẽ khiến thời gian điều trị kéo dài hơn thời gian phục hồi cũng sẽ lâu hơn.
Sau khi vệ sinh vùng da tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán, thực hiện xét nghiệm để tìm ra các nguyên nhân gây bệnh và áp dụng các phương pháp điều trị kịp thời.
Đa số, khi bị viêm da tiếp xúc, bác sĩ sẽ điều trị bằng thuốc uống và thuốc bôi để kiểm soát các triệu chứng của bệnh được tốt nhất.
Khi dùng thuốc điều trị viêm da tiếp xúc sẽ cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, sưng viêm, giảm đau nhức, hạn chế tình trạng lan rộng sang các vùng da khác. Ngoài ra, thuốc Tây còn có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bội nhiễm, tránh làm tổn thương da.
Bên cạnh sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh viêm da tiếp xúc, bạn cũng có thể kết hợp các biện pháp chăm sóc tại nhà để cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu và thúc đẩy quá trình điều trị tốt hơn.
Một số biện pháp chăm sóc da bạn có thể tham khảo như:
Các biện pháp chăm sóc tại nhà
Để ngăn ngừa bệnh viêm da tiếp xúc tái lại, người bệnh cần lưu ý một số biện pháp sau:
Bệnh viêm da tiếp xúc tuy không lây nhiễm từ người bệnh, nhưng cũng không được chủ quan, vì nếu tình trạng bệnh càng nghiêm trọng sẽ dẫn đến thời gian điều trị bệnh sẽ càng lâu tốn thời gian cũng như chi phí trị liệu. Người bệnh khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được xét nghiệm và điều trị đúng cách.
Có thể bạn quan tâm:
- Viêm da tiếp xúc cần kiêng gì để bệnh không nặng thêm?
- Viêm da tiếp xúc bội nhiễm: Cần điều trị sớm tránh hoại tử
Chủ đề liên quan: