Bệnh tích chủ yếu của viêm thanh quản là viêm niêm mạc. Quá trình viêm có thể khu trú ở niêm mạc hoặc lan xuống lớp dưới. Diễn biến từ xung huyết, phù nề, loét niêm mạc đến viêm cơ, hoại tử sụn. Viêm thanh quản cấp tính trên lâm sàng thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau có thể xếp thành:
Hay gặp mùa lạnh viêm thường nặng, bệnh tích có thể từ mũi xuống thanh quản, nam giới bị nhiều hơn nữ giới vì có điều kiện phát sinh như: hút Thu*c, uống rượu, làm việc nơi nhiều bụi, gió lạnh.
Cơ năng: bắt đầu đột ngột bằng cảm giác khô họng, nuốt đau, tiếng nói khàn hoặc mất kèm theo ho, khạc đờm.
Niêm mạc xung huyết, dây thanh nề đỏ, lớp dưới niêm mạc phù nề, xuất tiết nhầy đặc đọng ở mép sau và dây thanh.
Bệnh tiến triển trong 3-4 ngày triệu chứng sẽ giảm đi, xung huyết nhạt dần, tiếng nói thường phục hồi chậm.
Viêm thanh quản do virut cúm hoặc virút phối hợp với vi khuẩn thông thường. Bênh tích thường lan xuống khí quản.
Hình thái lâm sàng của viêm thanh quản do cúm rất phong phú nó thay đổi tuỳ theo loại vi khuẩn phối hợp.
Triệu chứng giống viêm thanh quản xuất tiết thông thường nhưng chúng ta nghĩ đến nguyên nhân cúm là vì có dịch cúm, đôi khi chúng ta thấy những điểm chảy máu dưới niêm mạc (đây là dấu hiệu của viêm thanh quản do cúm).
Thể này thường kế tiếp thể xuất tiết, thể phù nề ở thanh thiệt và mặt sau sụn phễu, niêm mạc bị căng bóng, đỏ, bệnh nhân nuốt đau và đôi khi khó thở.
Bệnh nhân có cảm giác bị vướng đờm, khi nuốt đau nhói lên tai. Soi thanh quản gián tiếp thấy thanh thiệt sưng mọng như môi cá mè.
Triệu chứng nổi bật, gây lo lắng là khó thở. Khó thở đột ngột hoặc nối tiếp sau một giai đoạn “cảm lạnh” thông thường. Khó thở chậm, kèm theo co lõm ở hố trên ức, trên đòn, liên sườn và dưới ức, có tiếng thở rít. Tiếng nói có thể không thay đổi nhiều chỉ trầm hơn. Tiếng ho thường “ông ổng”.
Thăm khám cần nhẹ nhàng, nhanh chóng. Đánh giá cho được khó thở đến mức nào và ảnh hưởng đến toàn trạng như thế nào? trẻ tỉnh táo hay hôn mê? nằm yên hay vật vã? Không nên thăm khám soi thanh quản lúc này, rất nguy hiểm và vô ích, vì có nguy cơ làm cho trẻ gào khóc giãy giụa, xuất hiện cơn co thắt thanh quản, khó thở càng nặng thêm. Cần nhanh chóng đánh giá những dấu hiệu sau đây: thời gian khó thở từ 1 tiếng trở lên là bệnh nặng, trẻ đã kiệt sức, dấu hiệu ngạt thở tím tái, vã mồ hôi, mạch nhanh, tăng huyết áp. Da xanh tái nhợt, nhịp thở không đều, có lúc ngừng thở trên 20 giây. Nếu có các dấu hiệu trên đây thì khả năng trẻ có thể ngừng thở, ngừng tim trong chốc lát.
Tiêm corticoid tác dụng nhanh (Depersolon), kháng sinh, Thu*c chống co thắt (kháng Histamin hoặc Gardenal). Thường thì trong vòng 30-40 phút, khó thở sẽ giảm. Nếu không giảm thì phải đặt nội khí quản hoặc mở khí quản. Sau đó tiếp tục uống corticoid trong 4-5 ngày, khi bệnh đã ổn định, cần xem xét vấn đề nạo V.A nếu có.
Chủ đề liên quan:
bệnh học viêm thanh quản cấp tính