Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

VIÊN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU và những biến chứng khó lường

Viêm đường tiết niệu là căn bệnh dễ gặp, không gây nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng.

Đường tiết niệu là bộ phận quan trọng giúp cơ thể đào thải chất độc và các chất hòa tan từ sự lưu thông máu ra bên ngoài.

Hệ tiết niệu bao gồm các cơ quan: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái (bàng quang), niệu đạo (dẫn nước tiểu từ bàng quang ra lỗ niệu đạo để thải ra ngoài).

Viêm đường tiết niệu là bệnh gì?

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý phổ biến nhất ở đường tiết niệu. Viêm đường tiết niệu là thuật ngữ chỉ bệnh lý viêm nhiễm xảy ra trên đường tiết niệu do vi khuẩn gây viêm nhiễm.

Viêm đường tiết niệu

Bệnh xuất hiện khi vi khuẩn gây bệnh đi vào lỗ tiểu và nhân lên trong đường tiểu hoặc do vi khuẩn từ máu đến định cư tại nơi này.

Bình thường nước tiểu vốn vô trùng. Cấu tạo đặc biệt ở vị trí niệu quản gắn vào thành bàng quang có tác dụng như van chống trào ngược nhằm ngăn ngừa nước tiểu đi ngược từ bàng quang lên thận.

Dòng chảy của nước tiểu đồng thời cũng là lực cơ học giúp tống xuất vi khuẩn nếu chúng xâm nhập vào đây.

Khi bị viêm đường tiết niệu, người bệnh thường có những triệu chứng rất khó chịu như: tiểu buốt, tiểu gắt (tiểu nhiều lần nhưng mỗi lần chỉ được ít nước tiểu), nước tiểu đục, đi tiểu ra máu, đau vùng bụng dưới (viêm đường dẫn niệu), đau thắt lưng hoặc đau bên mạn sườn (trong trường hợp nhiễm trùng thận).

Viêm đường tiết niệu thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ, do cấu tạo cơ quan sinh dục của phụ nữ phức tạp hơn và dễ bị xâm nhập hơn bởi virus, vi khuẩn. Dù vậy, đàn ông vẫn có thể mắc bệnh viêm đường tiết niệu do nhiều nguyên nhân.

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu

Nguyên nhân viêm đường tiết niệu ở phụ nữ:

Thứ nhất, cấu tạo đường niệu ở nữ giới ngắn và thẳng, lại gần hậu môn nên vi khuẩn E.Coli dễ dàng xâm nhập sang gây bệnh.

E.Coli là loại vi khuẩn có hại thường trú trong đường ruột, dễ gây viêm khi sống trong đường niệu. Đây là nguyên nhân chính gây viêm đường tiết niệu ở chị em.

Thứ hai, bệnh xuất phát từ thói quen vệ sinh hàng ngày và lau chùi sau khi đi đại tiện của phụ nữ.

Hầu hết chị em đều có thói quen vệ sinh từ sau ra trước do thuận tay, nhưng không biết rằng thói quen này khiến vi khuẩn từ hậu môn dễ dàng được đưa vào đường niệu gây viêm hơn. Cách vệ sinh đúng là từ trước ra sau, từ âm đạo đến hậu môn.

Thứ ba, việc sử dụng băng vệ sinh khi đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc trong quá trình sinh nở cũng tạo ra môi trường thuận lợi để vi khuẩn di chuyển từ hậu môn sang niệu đạo. Chị em nên thay băng vệ sinh ít nhất 4 tiếng một lần để đảm bảo vệ sinh.

Thứ tư, các thói quen như nhịn tiểu, uống ít nước cũng làm cho nữ giới dễ mắc viêm đường tiết niệu. Việc nhịn tiểu làm cho nước tiểu bị ngưng đọng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn E.Coli phát triển.

Viêm đường tiết niệu xảy ra nhiều hơn ở phụ nữ. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở nam giới:

- Do vi khuẩn E.coli: là một vi khuẩn điển hình nhất ở ruột gây ra. Ngoài ra, còn có sự góp mặt của các vi khuẩn khác như: Klebsiella species, Proteus, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, nấm, …

- Do phì đại tuyến tiền liệt.

- Do bị bệnh sỏi thận.

- Do niệu đạo hẹp, không bình thường.

- Do các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu gây ra.

- Do kích thích với hóa chất như tiếp xúc với xà phòng, lotion và nước hoa có thể gây ra cơn đau tạm thời trong niệu đạo, và trong cả bao cao su, thuốc mỡ, kem, hoặc bọt tránh thai cũng có thể gây ra kích ứng.

- Do chấn thương dương vật như: cọ sát quần áo thô vào, hay tình dục mạnh, hoặc thủ dâm cũng có thể gây ra kích thích tạm thời của niệu đạo.

Triệu chứng viêm đường tiết niệu

- Triệu chứng điển hình của bệnh này là đi tiểu buốt, rát, khó tiểu, thậm chí tiểu ra máu.

- Tiểu gấp (mắc tiểu phải đi ngay không thể nhịn được).

- Cảm giác đau, căng thẳng ở vực bàng quang (trên hoặc gần vùng xương mu)

- Cảm giác mệt mỏi cả ngày: mệt, sốt nhẹ hay ớn lạnh...

- Đau ngay cả khi không đi tiểu.

- Khó chịu vùng hạ vị hay bụng dưới.

- Tiểu đêm, tiểu dầm

- Mặc dù rất mắc tiểu và cần đi tiểu nhưng chỉ ra được rất ít nước tiểu.

- Nước tiểu có thể ra đục hay ra hồng.

Trong trường hợp có sốt kèm với các triệu chứng khác như: đau lưng, buồn nôn và nôn thường thì có thể vi trùng đã vào đến thận.

Khi có triệu chứng trên, bệnh nhân nên khám sớm để được làm các xét nghiệm máu cũng như nước tiểu và điều trị kịp thời.

Điều trị viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu nếu không điều trị sớm không chỉ khiến người bệnh khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Do đó, bệnh cần được điều trị dứt điểm càng sớm, càng tốt.

Để điều trị viêm đường tiết niệu, trước hết cần xác định tình trạng, mức độ và nguyên nhân gây bệnh, từ đó có hướng điều trị hợp lý.

Thông thường đối với bệnh này, bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý sử dụng đúng thuốc và đủ liều, tránh ngưng thuốc khi thấy tình trạng thuyên giảm khiến vi khuẩn bị nhờn thuốc, kháng thuốc và bệnh dễ tái phát.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng khuyến cáo, người bệnh nên thay đổi thói quen sinh hoạt như nên uống nhiều nước; không ăn thức ăn cay nóng và uống đồ uống có cồn, cafein; không được nhịn tiểu; vệ sinh sạch sẽ vùng kín nhất là trong thời kỳ kinh nguyệt để tránh nhiễm khuẩn.

Cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà

Giấm táo

Trong giấm táo chứa hàm lượng cao enzym, kali và các khoáng chất hữu ích giúp ngăn chặn các vi khuẩn gây viêm nhiễm đường tiết niệu.

Nếu bạn mắc phải căn bệnh này, có thể sử dụng giấm táo như một loại kháng sinh tự nhiên và an toàn để sử dụng ngay tại nhà. Cách làm như sau:

Cách 1: Trộn hai thìa giấm táo vào cốc nước sạch, thêm ít nước chanh và mật ong trộn đều và ngày uống hai lần.

Cách 2: Trộn vài thìa giấm táo vào nước ấm và rửa sạch niệu đạo hàng ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Nước ép quả việt quất

Trong quả việt quất có chứa hợp chất proanthocyanidins có tác dụng ngăn chặn các vi khuẩn từ niệu đạo gây nhiễm trùng đường tiểu.

Nước ép việt quất cũng là một loại kháng sinh nhẹ và những người mới bị nhiễm trùng đường tiết niệu nên sử dụng cách này.

- Cách tốt nhất là uống nước ép quả việt quất hàng ngày.

- Lưu ý là nên uống nước ép quả việt quất không đường và không nên dùng nếu bạn có tiền sử sỏi thận.

Baking soda

Baking soda sẽ cân bằng lượng axit trong đường tiểu và giảm sự đau đớn từ bệnh một cách hiệu quả. Ngoài ra baking soda cũng giúp trung hòa axit trong đường tiểu.

Cách sử dụng rất đơn giản: Bạn có thể thêm một thìa baking soda vào nước và uống 1-2 lần một ngày.

Tinh dầu trà

Tinh dầu trà có tính chất kháng khuẩn chống lại các vi khuẩn viêm nhiễm đường tiết niệu, bàng quang.

- Cho một ít tinh dầu cây trà vào nước tắm và rửa niệu đạo hàng ngày.

- Hoặc bạn trộn dầu cây trà, một ít sữa chua vào sữa tắm và ngâm mình trong 10 phút. Sau đó bạn rửa sạch với nước. Bạn nên thực hiện liên tục đến khi bệnh giảm hẳn.

Dứa

Dứa chất bromelain, một loại enzyme chống viêm, nhiễm trùng đường tiểu rất hiệu quả. Thay vì uống thuốc kháng sinh, bạn có thể dùng nước ép dứa hàng ngày để uống, loại bỏ vi khuẩn có hại trong đường tiểu.

Bạn nên chọn dứa tươi thay vì nước ép dứa bán sẵn có chất bảo quản không tốt cho sức khỏe.

Nước

Khi nhiễm trùng đường tiết niệu,bạn nên uống nhiều nước, khoảng 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày. Việc uống nhiều nước sẽ loại bỏ các vi khuẩn trong đường tiểu nhanh hơn.

Bạn cũng có thể uống thêm các loại nước ép hoa quả, trái cây giàu vitamin và khoáng chất như nước dừa, nước cam…

Cam quýt

Một cách khác cũng rất hữu hiệu trong việc điều trị nhiễm trùng đường tiểu đó là ăn các loại cam quýt như cam, quýt, bưởi, chanh để cung cấp vitamin cho cơ thể. Chúng rất giàu axit giúp cho các vi khuẩn được đào thải nhanh hơn qua đường tiểu.

Nước lá ổi

Nếu nhà bạn có lá ổi, bạn nên tận dụng nó để chữa bệnh viêm đường tiết niệu, thành phần chính trong lá ổi là tanin có tác dụng sát khuẩn rất tốt.

Lấy một nắm lá ổi, rửa sạch và nấu với vài cốc nước. Để nguội và uống hàng ngày. Hoặc bạn có thể dùng nước lá ổi để rửa niệu đạo cũng rất tốt để tiêu diệt vi khuẩn.

Lá chè xanh

Cũng như lá ổi, lá chè xanh có tính kháng khuẩn rất cao và giúp bạn nhanh chóng phục hồi chức năng đường tiểu.

Bạn nên uống nước chè xanh hàng ngày và dùng nước lá chè xanh tươi để rửa niệu đạo, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu.

Lá trầu không

Bạn có thể vò vài lá trầu không, chắt lấy nước và rửa niệu đạo. Lưu ý, lá trầu không có thể gây bỏng rát nên chúng ta không nên chà xát mạnh, gây tổn thương vùng kín.

Lá húng quế

Lá húng quế không những là một loại rau gia vị rất thơm, được sử dụng trong nhiều món ăn ngon, mà nó còn là một loại thuốc hiệu nghiệm chữa viêm nhiễm đường tiểu rất tốt.

Cách dùng: Rửa sạch một nắm lá húng quế, nấu với nước và rửa sạch niệu đạo hàng ngày. Hoặc bạn có thể ăn sống lá húng quế để tăng sức đề kháng và loại bỏ vi khuẩn nhanh hơn.

Tỏi

Nếu bạn đang mang thai, hoặc dị ứng với các loại thuốc kháng sinh, thuốc đặt, bạn có thể dùng tỏi thay thế, bởi tỏi được coi như là 1 kháng sinh tự nhiên, an toàn và dễ kiếm.

Tỏi cũng là một loại gia vị quen thuộc trong nhiều món ăn và bạn hoàn toàn có thể thêm tỏi vào thực đơn hàng ngày hoặc nếu được, bạn nên ăn tỏi sống để các vi khuẩn được đào thải nhanh hơn qua đường tiểu.

Như Quỳnh

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/vien-duong-tiet-nieu-va-nhung-bien-chung-kho-luong-26270/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY