Rất đông trong chúng ta thường hay thắc mắc rằng có nên vừa ăn vừa uống nước hay không vì có một số thông tin cho rằng thói quen vừa ăn vừa uống nước sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, gây tăng cân hoặc cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày. Tuy nhiên, thói quen vừa ăn vừa uống nước có thực sự gây hại?
Tìm hiểu về quá trình tiêu hóa thức ăn
Trước khi có câu trả lời cho câu hỏi sẽ thế nào nếu cả nước và thức ăn được tiêu hóa cùng lúc trong dạ dày thì chúng ta cần hiểu rõ về quá trình tiêu hóa.
Về mặt sinh học, quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ chính thức bắt đầu từ khi chúng ta bắt đầu nghĩ về thức ăn. Lúc này, nước bọt với hàm lượng lớn enzym sẽ bắt đầu tiết ra trong miệng. Khi nhai, nước bọt có nhiệm vụ trộn đều các loại thực phẩm với nhau. Trong quá trình trộn, nước bọt cũng có công dụng làm mềm thức ăn trước khi thức ăn chính thức được đưa vào dạ dày. Quá trình tiêu hóa được cho là kết thúc sau khi thức ăn được đưa vào dạ dày. Tại dạ dày, dịch tiêu hóa sẽ tiêu hóa thức ăn và chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.
Vừa ăn vừa uống nước - Nên hay không? |
Trung bình, toàn bộ quá trình tiêu hóa kể trên sẽ cần 4 tiếng để thức ăn chính thức biến thành dịch nuôi. Sau đó, dịch nuôi này sẽ tiếp tục đi vào ruột non và hấp thu vào cơ thể.
Sẽ thế nào nếu cả nước và thức ăn được tiêu hóa cùng lúc trong dạ dày?
Phía trên là toàn bộ quá trình dạ dày tiêu hóa thức ăn, tuy nhiên, nếu ngoài thức ăn, dạ dày còn tiếp nhận nước trong cũng một lúc thì sẽ thế nào?
Nước không làm cản trở việc tiêu hóa thức ăn
Không như thức ăn, nước không thể ở lại dạ dày quá lâu. Nếu thức ăn cần trung bình 4 tiếng để được tiêu hóa hoàn toàn thì cứ 10 phút, dạ dày sẽ làm “tiêu hao” khoảng 300ml nước. Vì đặc tính đó, nếu chúng ta uống nước trong khi ăn thì nước cũng sẽ không ở lại lâu trong dạ dày. Nếu bạn cho thức ăn và nước vào dạ dày cùng một lúc, thì lẽ hiển nhiên, nước sẽ đi qua thức ăn rất nhanh, làm ướt thức ăn và rời khỏi dạ dày một cách nhanh chóng. Vì vậy, nước không làm cản trở quá trình tiêu hóa.
Nước không làm giảm độ axit của dịch vị dạ dày
Một số ý kiến cho rằng, trong khi vừa ăn vừa uống nước, nước sẽ làm giảm độ axit của dịch vị dạ dày. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng lại cho rằng đây là một trong những quan điểm rất không chính xác. Vì cơ thể chúng ta được biết đến là một hệ thống rất phức tạp nhưng cũng có khả năng tự điều chỉnh rất tốt.
Do đó, nếu dạ dày cảm thấy mình không thể tiêu hóa được một loại thức ăn nào đó thì nó sẽ có cơ chế tự tạo ra nhiều enzyme hơn nữa để làm tăng độ axit của dịch vị dạ dày giúp tiêu hóa thức ăn. Thậm chí, ngay cả khi chúng ta uống hơn 2 lít nước cùng một lúc cũng sẽ không làm ảnh hưởng tới độ axit của dịch vị dạ dày.
Vừa ăn vừa uống nước – Nên hay không?
Vì nước không làm cản trở việc tiêu hóa thức ăn cũng như nước không làm giảm độ axit của dịch vị dạ dày do đó sẽ là hoàn toàn vô hại nếu chúng ta vừa ăn vừa uống nước. Mặt khác, thói quen vừa ăn vừa uống nước còn góp phần làm mềm các loại thức ăn rắn giúp giảm áp lực của dạ dày trong quá trình tiêu hóa.
Thói quen vừa ăn vừa uống nước là một thói quen hoàn toàn vô hại |
Một vài lưu ý khi vừa ăn vừa uống nước
Vừa ăn vừa uống nước là vô hại, tuy nhiên, đừng uống nước trước khi nuốt thức ăn vì sẽ làm trôi đi lượng nước bọt có chứa các enzym cần thiết để tiêu hóa thức ăn.
Những người muốn giảm cân, có như cầu cắt bớt số lượng thức ăn hằng ngày thì vừa ăn vừa uống nước có cồn hoặc nước có ga là một gợi ý để ăn ít đi.
Tương tự như uống nước lọc, uống trà trong lúc ăn cũng sẽ không làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của dạ dày.
Nhiệt độ nước không ảnh hưởng tới tốc độ tiêu hóa hay hấp thu dinh dưỡng do đó, không nhất thiết phải yêu cầu sử dụng nước lạnh hoặc nước ấm trong khi ăn.
Như Quỳnh
Theo Tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: