Nhiều người cho rằng, vào ngày Tết trên mâm ngũ quả hay bàn thờ nên đặt một quả phật thủ vì loại quả này ngoài hương thơm dịu còn có ý nghĩa rất sâu sắc. Những ngày giáp Tết, khi đi mua sắm các thứ đồ để bày biện lên bàn thờ tổ tiên hay trên mâm ngũ quả, các chị, các mẹ thường chọn một quả phật thủ thật đẹp để trưng. Việc làm này không đơn thuần chỉ vì loại quả này có hương thơm dịu mát, thoang thoảng mà quả phật thủ còn có một ý nghĩa tốt đẹp.
Theo phân tích của TS. Nguyễn Văn Vịnh Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Giáo dục – Liên hiệp hội KHKT Việt Nam (VNUSTA), từ lúc bắt đầu xuất hiện Phật giáo đã có những vật phẩm cúng tế kèm theo.
Phật giáo tiếp thu trực tiếp từ Ấn Độ giáo, ví dụ như hoa sen là biểu tượng của sự khai thông cho hành trình tâm linh từ cõi tăm tối đến cõi trong sáng, đi từ địa quyển đến thủy quyển đến thạch quyển qua 3 quyển và biểu tượng cho hành trình tâm linh.
Còn với quả phật thủ, giống như phật nghìn tay, nghìn mắt mà con người nghĩ ra những ngón tay đưa ra, cong vào để biểu tượng ôm ấp thì quả phật thủ biểu thị như thế. Chính vì vậy, tùy vào nhu cầu của từng gia đình có thể lựa chọn phật thủ để trưng Tết.
Theo tìm hiểu, quả phật thủ còn tượng trưng cho bàn tay Đức Phật ngự trị trong đời sống tâm linh mỗi người với hình tượng cao quý mang lại phước lành, bình yên, an lạc chính vì thế nhiều người dùng loại quả này để trưng Tết với ý nghĩa mong một năm mới nhiều an lành, vui vẻ, no ấm.
Quan niệm xưa phật thủ là loại quả dùng để thờ Phật và gia tiên vì có mùi thơm quyến rũ, tác dụng lưu giữ thần, Phật và gia tiên lưu lại trong nhà lâu hơn để phù hộ cho gia chủ.
TS. Vịnh cũng cho biết thêm, phật thủ còn có tính riêng biệt, trong hệ quả có múi thì quả này có cùi dày nhất, có tương đối nhiều dầu và giữ được lâu nhất, quan trọng là nó có hương dịu, thanh tao nên nhiều người ưa chuộng.
Quả phật thủ thường được bày trên mâm ngũ quả hoặc đặt trên bàn thờ để thắp hương cho tổ tiên. Nếu bày trên mâm ngũ quả, người Việt Nam thường đặt loại quả này ở trung tâm, nơi cao nhất trong mâm ngũ quả.
Hiện nay, mỗi quả phật thủ được bán với giá từ vài chục ngàn đến vài triệu đồng. Nhiều người còn đặt mua cả cây, giá một cây phật thủ dao động từ 5 triệu đến 15 triệu đồng. Nhưng để tìm ra được một quả phật thủ với vẻ đẹp thể hiện đầy đủ ý nghĩa ở trên phố không phải dễ.
Thông thường người ta thường căn cứ vào hình dáng của quả, ngoài yêu cầu quả to, tay dài, mập, có nhiều ngón đều thì quả phải già, trơn cật, màu vàng. Nếu không may mua phải quả non sẽ không để được lâu.
Bí quyết giữ được quả phật thủ tươi lâu, màu đẹp người ta thường dùng rượu trắng để lau bụi bẩn bám trên quả. Nếu đặt trên bàn thờ có thể đặt thêm bát nước và một vài viên B1, đặt đoạn cành quả phật thủ xuống bát nước đó, một thời gian sau cành sẽ ra rễ và có tác dụng hút nước nuôi quả.
Phật thủ (Tên khoa học: Citrus medica var. sarcodactylis) là giống cây ăn quả thuộc chi Cam chanh. Tên gọi của loài cây này xuất phát từ hình dáng của quả chia nhánh trông như bàn tay Phật.
Phật thủ là giống cây bản địa của Trung Quốc và Nhật Bản, được trồng khá phổ biến ở Việt Nam.
Cây phật thủ là loại cây thân gỗ nhỏ, cao từ 2 đến 2,5 m, ra hoa kết quả quanh năm.
Quả phật thủ dùng ăn tươi, làm mứt, nấu chè giống bưởi. Loại quả này thường có mặt trong mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết của người Việt ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Nhưng cần lưu ý trong những ngày Tết bởi vì có rất nhiều người giả mạo loại quả này.
Có thể nhân giống phật thủ bằng cách chiết cành từ cây 2 đến 4 tuổi.
Phật thủ còn là một loại dược liệu quý với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe bạn có thể tìm hiểu tại đây
Chủ đề liên quan:
mâm ngũ quả ngày tết ngũ quả phật thủ quả phật thủ quả phật thủ ăn được không quả phật thủ tiếng anh ý nghĩa ý nghĩa quả phật thủ