Bạn nên biết hôm nay

3 bài tập giúp F0 giảm triệu chứng khó thở

Thở chúm môi, thở cơ hoành, thở buteyko giúp giảm triệu chứng khó thở ở F0 trong lúc chờ hỗ trợ y tế và tập lâu dài tăng sức mạnh hô hấp.

Tiến sĩ, bác sĩ nguyễn như vinh, trưởng khoa thăm dò chức năng hô hấp, bệnh viện đại học y dược tp hcm, giảng viên đại học y dược tp hcm chia sẻ: khó thở là một trong 5 triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân covid-19 bên cạnh sốt, ho khan, mệt mỏi, khạc đàm. thậm chí có một số f0 vì tâm lý lo sợ nên cũng dễ cảm thấy khó thở dù chưa tổn thương phổi. trong trường hợp này những bài tập thở sẽ giúp ích rất nhiều.

"về lâu dài việc tập thở cơ hoành sẽ làm tăng sức mạnh cơ hô hấp", bác sĩ vinh chia sẻ. ngoài ra, đối với các trường hợp f0 khó thở nhiều thì trong lúc chờ sự hỗ trợ của nhân viên y tế, việc tập thở chúm môi, thở buteyko sẽ giúp giảm tình trạng khó thở hiệu quả.

Thở chúm môi

Nguyên tắc: Động tác chúm môi vừa tạo công đẩy khí ứ trong các phế nang ra ngoài, vừa cản bớt khí để giữ áp lực và không làm xẹp đường thở trong thì thở ra. Từ đó giúp phổi thông khí tốt hơn và tăng lưu lượng oxy.

Cách thực hiện:

- Ngồi trên ghế tư thế thoải mái, thả lỏng cơ thể.

- Hít vào bằng mũi, mím môi (hai giây).

- Nếu được, nín thở trong ba giây.

- Chúm môi để thở ra bằng miệng (4 giây).

- Lặp lại động tác hít vào, mím môi - thở ra, chúm môi cho đến khi nào cảm thấy giảm cảm giác khó thở.

Lưu ý: thời gian hít vào chỉ bằng nửa thời gian thở ra.

Thở chúm môi giúp giảm tình trạng khó thở. Ảnh: Urdu2eng

Thở cơ hoành/thở bụng

- Nguyên tắc: Tập thở cơ hoành giúp cơ hoành hoạt động mạnh hơn để hỗ trợ hô hấp.

- Cách thực hiện:

+ Ngồi trên ghế, người hơi ngửa ra sau.

+ Đặt một tay trên bụng và một tay trên ngực.

+ Hít thở chậm và cảm nhận di chuyển của ngực và bụng.

+ Hít vào bụng nhô lên sau đó nín thở 1-2 giây và thở ra, bụng xẹp xuống.

- Tập luyện thường xuyên để tăng sức mạnh cơ hoành. Mỗi lần có thể tập 3-6 động tác rồi tăng lên, mỗi ngày 3-6 lần.

- Lưu ý: Khi thở đúng, tay đặt trên ngực ít di chuyển, tay đặt trên bụng di chuyển lên xuống theo nhịp thở. Bụng sẽ phình lên mỗi khi hít vào và xẹp xuống mỗi khi thở ra. Hít sâu vừa sức cùng với thở ra vừa sức. Không nên gắng sức khi tập thở cơ hoành.

Thở buteyko

- Nguyên tắc: Giảm thể tích thông khí và tần số hô hấp, giúp thở chậm và bình tĩnh hơn, làm dịu tình trạng khó thở.

- Cách thực hiện:

+ Bắt đầu bằng động tác hít vào - thở ra nhẹ nhàng.

+ Khi chưa kết thúc thì thở ra, bạn hãy nín thở và đếm thầm cho đến khi hết nín thở được thì hít thở bình thường.

+ Tập mỗi lần 5-7 động tác, lặp lại 3-4 lần/ngày.

Lê Cầm

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/3-bai-tap-giup-f0-giam-trieu-chung-kho-tho-4342484.html)

Tin cùng nội dung

  • Prednisolon là loại Thuốc glucocorticoid có tác dụng chữa nhiều bệnh trong đó có hen phế quản. Tuy nhiên khi dùng phải rất thận trọng vì Thuốc có nhiều tai biến, tác dụng phụ nguy hiểm
  • Bạn có thể chú ý những dấu hiệu mang thai gồm mệt mỏi, buồn nôn, tiểu nhiều và căng ngực.
  • Cá nóc rất độc dù là cá tươi, khô, đông lạnh. Ăn nhầm cá nóc Ch?t chóc cận kề. Có gia đình ăn cá nóc Ch?t cả nhà. Do đó chúng ta phải cảnh giác phòng tránh ngộ độc cá nóc.
  • Táo Quân cuối năm sắp đến, và một câu hỏi đang đặt ra cho tất cả chúng ta là: Táo Y tế sẽ nói gì trong một năm đầy biến động? Để cung cấp một cái nhìn khách quan, tôi xin góp vài dòng phân tích những nội dung nên và không nên châm biếm.
  • Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ sẽ thay đổi rất nhiều so với lúc bình thường như: buồn nôn, thèm ăn, tức ngực,… trong đó có biểu hiện hơi khó thở khiến cho nhiều thai phụ lo lắng.
  • Khó thở là một biểu hiện của sự cản trở lưu thông không khí trong đường thở. Nó là một dấu hiệu thường gặp và do nhiều nguyên nhân, đa số do bệnh lý ở bộ máy hô hấp, nhưng đôi khi còn do bệnh tim, do rối loạn chuyển hóa, do hệ thần kinh bị tổn thương…
  • Cơn đau thắt ngực. Để phân biệt đây là cơn đau thắt ngực hay nhồi máu cơ tim (cấp) hay là bệnh tim thiếu máu cục bộ, cần phải có điện tâm đồ (ECG), men tim.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Cả hai cháu bé đều nhập viện trong tình trạng khó thở, khàn tiếng. Tiến hành mổ nội soi, bác sĩ gắp ra nhiều u sùi nhú mọc trên thanh quản.
  • Chào Mangyte, Bố em năm nay ngoài 50 tuổi. Gần đây bố em hay bị đau lồng ngực và khó thở, đi khám thì BS bảo bố em bị thiếu máu tim cục bộ. Em rất mong Mangyte tư vấn cho người nhà em bệnh viện nào khám bệnh tim tốt nhất hiện nay ở TPHCM? Chi phí khoảng bao nhiêu? Và có thể khám trong ngày hay không? Em cảm ơn Mangyte. (Ái Nguyễn - ainhu...@gmail.com)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY