Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

3 cách chữa viêm xoang nhanh nhất

Viêm xoang không còn là căn bệnh quá xa lạ với nhiều người. Triệu chứng ban đầu của người mắc bệnh viêm xoang là hắt hơi, sổ mũi, đau nhức và nghẹt mũi. Tuy nhiên, người bệnh hay chủ quan để bệnh trở nên nghiêm trọng, gây hậu quả nặng nề.

Hãy cùng tham khảo những phương pháp chữa viêm xoang hiệu quả dưới đây:

1. Xông mũi

Trị viêm xoang bằng xông mũi là phương pháp chữa bệnh đơn giản mà lại rất hiệu quả. Tuy nhiên bạn cần cần thận để tránh bị phỏng.

Việc xông hơi giúp chất dịch tiết ra của đường hô hấp, làm mềm vảy mũi để chúng dễ bong ra, cung cấp độ ẩm cho niêm mạc mũi bị khô, tăng dẫn lưu xoang và giảm nhanh các triệu chứng viêm xoang.

Cách 1: Xông hơi nước nóng

Chuẩn bị: Một tô nước nóng khoảng 60-70 độ và chiếc khăn to sạch.

Cách thực hiện: Khi hơi nóng từ tô bốc lên, dùng khăn trùm lên đầu rồi đưa mặt trên miệng tô. Chiếc khăn trùm có tác dụng giữ lại hơi nóng nhiều nhất.

Cách 2: Xông hơi với tinh dầu

Chuẩn bị: Tinh dầu bạc hà hoặc tinh dầu khuynh diệp, nước nóng

Cách thực hiện: Nhỏ vài giọt tinh dầu vào tô nước nóng. Khi hơi nước bốc lên kèm theo mùi thơm tinh dầu thì đưa mặt vào xông. Xông trong vòng 10-15 phút, thực hiện ngày 1-3 lần. Trong lúc xong nếu nước bị nguội thì thay nước mới và nhỏ thêm tinh dầu.

Cách 3: Xông hơi từ cây giao (cây xương cá)

Chuẩn bị: Khoảng 10-20 đốt cây giao, ống tròn nhỏ dài tầm 50cm, ấm nước nhỏ.

Cách thực hiện:

- Cho một chén nước vào ấm rồi cho số lượng đốt cây giao đã chuẩn bị trên vào ấm.

- Quấn ống giấy một đầu to, một đầu nhỏ để thuận lợi khi dùng xông mũi.

- Đặt lên bếp và đun lửa lớn, đến khi nước sôi và thấy hơi bốc ra thì hạ nhỏ lửa sao cho chỉ vừa đủ hơi thấy nhẹ bốc ra ở vòi ấm là được.

- Sử dụng ống giấy đã quấn, đưa đầu lớn vào vòi ấm và đầu nhỏ vào mũi để hít.

- Bạn nên xông 2 lần vào sáng và tối. Sau khi xông buổi sáng xong, có thể chừa phần thuốc đã để sử dụng cho buổi tối. Ngày hôm sau phải dùng lượng thuốc mới.

- Đối với người lớn thì trong 2-3 lần đầu tiên bạn nên xông khoảng 20 phút rồi tăng lượng thời gian lên dần dần 25-30-45 phút đến khi bệnh khỏi hẳn. Đối với trẻ em, nên giảm thời gian xông lại đến khi quen rồi tăng lên.

2. Tỏi

Tỏi có công dụng tuyệt vời trong chữa viêm xoang do trong thành phần có chứa nhiều chất allicin giúp chống lại các vi rút gây bệnh. Thêm vào đó, tinh dầu từ tỏi giàu glucogen và aliin, fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm.

Cách 1: Rượu tỏi

Chuẩn bị: 40g tỏi khô đã bóc vỏ, 100ml rượu trắng 40-50 độ, một cái chai nhỏ bằng thủy tinh để ngâm tỏi.

Cách thực hiện:

- Lấy tỏi khô đã bóc vỏ, đem thái nhỏ, cho vào chai ngâm với rượu trắng.

- Thỉnh thoảng lắc chai rượu cho các chất trong tỏi tan ra, ngấm đều.

- Chờ đến khi rượu chuyển sang màu vàng, rồi màu nghệ (khoảng 10 ngày) là dùng được.

- Nhỏ 1, 2 giọt vào hốc mũi, bóp nhẹ thành mũi cho ngấm.

Cách 2: Dung dịch tỏi

Chuẩn bị: Muối, 2 tép tỏi, một ly nước ấm.

Cách thực hiện:

- Lấy 1 muỗng cà phê muối tinh vào ly nước ấm, rồi thái 2 tép tỏi đã bóc vỏ bỏ tiếp vào ly, khuấy đều.

- Sau đó vớt tỏi ra, dùng xi lanh nhỏ hút nước tỏi ra rồi nhỏ vào mũi, cũng có thể hít nước tỏi cho nước vào trong mũi, ngửa mũi cho nước chảy đều vào bên trong. Làm mỗi ngày 3 lần.

Cách 3: Tỏi và mật ong

Chuẩn bị: Tỏi tươi bóc vỏ, nước sôi, mật ong

Cách thực hiện:

- Tỏi kết hợp với mật ong là bài thuốc trị viêm xoang hiệu quả. Lấy vài tép tỏi tươi bỏ vỏ, ép lấy nước cốt. Sau đó cho thêm 1 ít mật ong vào nước ép tỏi theo tỷ lệ 1 phần nước tỏi, 2 phần mật ong, hòa tan hỗn hợp dung dịch này.

- Thấm 1 ít dung dịch tỏi với mật ong bằng bông gòn rồi nhét vào mũi, để 1 lát cho dung dịch ngấm vào mũi, sau đó xì nhẹ nhàng. Mỗi ngày bạn tiến hành làm như trên khoảng 3 lần thì các triệu chứng khó chịu do viêm xoang gây ra sẽ không còn nữa.

3. Hoa ngũ sắc

Hoa ngũ sắc còn gọi là hoa ngũ vị, cây cỏ hôi, tên khoa học là Ageratum conyzoides.

Loại cây này có chứa khoảng 0,16% tinh dầu đặc, màu vàng nhạt đến vàng nghệ, mùi thơm dễ chịu. Trong tinh dầu có chứa các chất cadinen, caryophyllen, geratocromen, demetoxygeratocromen và một số thành phần hóa học khác có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng.

Cách thực hiện:

- Lấy hoa ngũ sắc ngâm rửa sạch rồi để ráo, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông.

- Dùng bông này nhét vào lỗ mũi khoảng 15-20 phút.

- Rút bông ra để dịch mủ từ trong xoang và mũi giải phóng ra ngoài rồi xì nhẹ nhàng. Tránh xì mũi mạnh vì lúc đó, mủ từ trong mũi xoang có thể đi qua đường nối thông giữa mũi và tai gây viêm tai giữa cấp.

Tiểu Bùi

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/thuoc-va-suc-khoe/thuoc-va-suc-khoe/3-cach-chua-viem-xoang-nhanh-nhat-23184/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY