Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

3 loại đồ ăn “tối kị” nhất cho bữa tối nhưng hầu hết mọi người đều yêu thích

Một cơ thể khỏe mạnh là điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất để chúng ta tận hưởng một cuộc sống tốt. Trong cuộc sống, chúng ta nhất định phải duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng, ăn bữa sáng bổ dưỡng, bữa trưa ăn đầy đủ và bữa tối cần phải ăn ít một chút.

Tuy nhiên, có rất nhiều người ăn quá nhiều vào bữa tối, hơn nữa lại ăn những loại thực phẩm không lành mạnh. Ba loại bữa tối dưới đây, nếu ăn nhiều chính là đưa "chất độc" vào cơ thể, kiến nghị

Nhiều người thích ăn bánh nếp hoặc cơm nếp vào buổi tối. Các loại bánh nếp mềm mềm ăn rất ngon, nhưng những loại thực phẩm này tương đối dính, bởi chúng chứa amilopectin, chất tạo nên độ dẻo đặc trưng của gạo nếp, không dễ để tiêu hóa. Nếu ăn thường xuyên các sản phẩm từ gạo nếp sẽ làm tăng gánh nặng lên đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Trong Đông y, gạo nếp có tính ôn ấm nên khi ăn nhiều có thể bị nóng. Đông y khuyến cáo những người có thể chất thiên nhiệt hoặc đàm nhiệt, những người đang bị bệnh có sốt, ho khạc đờm vàng, vàng da, chướng bụng… nên tránh dùng đồ nếp. Những người mới phẫu thuật, người có những chỗ bị sưng viêm nên kỵ đồ nếp nếu không sẽ gây mưng mủ.

2. Ăn thực phẩm chiên rán

Thực phẩm có nhiều dầu mỡ, là những thực phẩm có hương vị tuyệt vời... nhưng lại không phải là những thực phẩm nên ăn vào buổi tối. Thực phẩm chiên rán chứa lượng cholesterol cao ăn vào bữa tối sẽ làm tăng gánh nặng cho hoạt động của đường ruột, dạ dày, gan, túi mật và tuyến tụy.

Khi các cơ quan tiêu hóa phải làm việc nhiều sẽ kích thích trung tâm thần kinh, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Đặc biệt, nếu ăn nhiều thực phẩm này vào buổi đêm, bạn sẽ thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng vào sáng hôm sau, khiến hoạt động của cả ngày hôm sau bị ảnh hưởng.

3. Các món quá nhiều chất

Bữa tối là thời điểm bạn bè tụ tập, gia đình đoàn tụ nên việc ăn uống đầy đủ, nhiều chất là điều thường xuyên diễn ra. Vậy nhưng, nếu ăn nhiều thịt, hải sản... vào buổi tối sẽ khiến thận bị quá tải.

Các nghiên cứu y học cũng chỉ ra rằng, những người thường xuyên ăn thịt vào bữa tối sẽ có lượng lipid trong máu cao gấp 3-4 lần so với những người ăn những thực phẩm khác. Thêm vào đó, việc tiêu thụ quá nhiều calo trong bữa tối sẽ khiến cholesterol trong máu bạn tăng lên đáng kể. Theo thời gian, có thể gây ra xơ cứng động mạch, bệnh tim mạch...

Vậy nên ăn tối như thế nào để đảm bảo sức khỏe?

- Giờ ăn tối tốt nhất: Thời gian tốt nhất để ăn tối là khoảng 18 giờ. Nếu không thể sắp xếp thời gian, bạn nên cố gắng ăn tối trước 20 giờ, một bữa tối quá muộn sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa và toàn bộ cơ thể bạn.

Ngoài ra, bạn cũng không nên ngủ trong khoảng 4 giờ sau khi ăn tối.

- Những món tốt nhất cho bữa tối: Rau xanh, salad, súp, ức gà, khoai tây, hoa quả...

- Ăn tối càng muộn thì càng phải ăn ít: Bữa tối không nên ăn nhiều nhưng không có nghĩa là bạn nên nhịn ăn hoàn toàn. Càng ăn tối muộn thì bạn càng nên ăn ít lại bằng một chén cháo yến mạch, canh rau hoặc là đĩa salad…

(Nguồn: Sohu)

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/3-loai-do-an-toi-ki-nhat-cho-bua-toi-nhung-hau-het-moi-nguoi-deu-yeu-thich-20200313172115755.chn)

Tin cùng nội dung

  • Phụ nữ thuộc âm, lấy huyết làm chủ. Kinh kỳ cũng như mặt trăng và nước thủy triều. Mặt trăng tròn lại khuyết, thủy triều xuống lại lên; kinh nguyệt cứ 1 tháng 1 lần đều đặn.
  • Nhiều người cho rằng ăn gạo nếp gây béo hơn ăn gạo tẻ, ăn đồ nếp nóng, dễ mọc mụn…. Theo PGS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó Viện Trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, sự khác biệt duy nhất giữa gạo nếp và gạo tẻ là do cảm quan của chúng ta về độ dính và độ dẻo của chúng. Trong thực tế, hai loại gạo này gần như tương đồng về mặt giá trị dinh dưỡng.
  • Nhiều người cho rằng ăn gạo nếp gây béo hơn ăn gạo tẻ, ăn đồ nếp nóng, dễ mọc mụn…. Theo PGS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó Viện Trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, sự khác biệt duy nhất giữa gạo nếp và gạo tẻ là do cảm quan của chúng ta về độ dính và độ dẻo của chúng. Trong thực tế, hai loại gạo này gần như tương đồng về mặt giá trị dinh dưỡng.
  • SKĐS-Gạo nếp là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa protein, tinh bột, đường, vitamin nhóm B (có nhiều trong cám gạo) và chất vô cơ. Gạo nếp thường được dùng nấu xôi, chè, làm bánh (bánh khảo, bánh chưng, nếp, bánh gai, bánh nướng...). Đặc biệt, gạo nếp còn có tác dụng chữa bệnh mà ít người biết đến.
  • Nhiều người cho rằng ăn gạo nếp gây béo hơn ăn gạo tẻ...Theo PGS Nguyễn Thị Lâm – Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hai loại gạo này tương đồng về mặt giá trị dinh dưỡng.
  • Món xôi cá rô đồng này không chỉ thơm ngon mà còn đem lại bữa sáng chắc dạ cho cả nhà.
  • Xôi là món ăn dân dã quen thuộc gắn bó trong cuộc sống thường ngày của mỗi người. Tuy nhiên không nên ăn nhiều.
  • Các bà nội trợ có thể dùng lá dứa, lá tre tạo màu xanh lá cây cho các loại bánh, lá cẩm nhuộm màu tím hay ruột gấc ngâm gạo nếp giúp xôi màu đỏ chuẩn.
  • Bữa ăn tối của cả gia đình là thời gian họp mặt không chỉ quan trọng về tinh thần mà còn đóng góp rất nhiều cho sức khỏe cả nhà.
  • Thưởng thức bữa tối với các món Âu, bữa phụ là trà kèm bánh ngọt hoặc cocktail là gợi ý cho đôi tình nhân trong ngày 14/2.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY