Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

6 loại đồ uống cực kỳ ngon miệng, ai cũng thích vào mùa nóng nhưng làm tăng nguy cơ đau tim

Có một số loại đồ uống có thể gây ra những cơn đau tim bất ngờ, bạn cần đặc biệt chú ý, nhất là khi thời tiết dần chuyển sang mùa hè nóng nực.

Vào những ngày nóng nực, thật khó có thể cưỡng lại những ly nước ngọt mát lạnh. tuy nhiên, những thứ đồ uống ngon miệng và bắt mắt này lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với sức khỏe, đặc biệt có thể gây đau tim.

Cedrina Calder, một bác sĩ y tế dự phòng ở Nashville, Tennessee, Mỹ cho biết: "Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến đau tim và chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch nhiều nhất. Những thực phẩm nhiều dầu, đường rất dễ gây ra bệnh tim, nhưng nhiều người bất chấp bỏ qua nguy hiểm tiềm ẩn này".

Theo trang web về sức khỏe Eatthis của Mỹ, có 5 loại đồ uống rất phổ biến, có thể làm tăng nguy cơ đau tim, cần hạn chế uống.

1. Nước ngọt

Nước ngọt chứa rất nhiều đường hóa học, có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.

6 đồ uống có thể gây đau tim - Ảnh 1.

Một nghiên cứu của hiệp hội tim mạch mỹ đã chỉ ra rằng, uống nhiều đồ uống có đường là một trong những yếu tố nguy cơ cao gây đau tim. tiêu thụ hơn 350ml nước ngọt mỗi ngày có thể làm giảm lượng cholesterol tốt và tăng triglycerid máu 53%, dẫn đến tăng nguy cơ đau tim. vì vậy, đối với sức khỏe tim mạch, cần hạn chế uống các loại nước ngọt và đồ uống có đường và ga.

2. Cà phê

Một số nghiên cứu cho rằng, một tách cà phê mỗi ngày có thể giảm nguy cơ suy tim, nhưng uống quá nhiều có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng về tim. một nghiên cứu gần đây trên tạp chí dinh dưỡng lâm sàng của mỹ cho thấy, uống nhiều hơn 6 tách cà phê mỗi ngày sẽ làm tăng đáng kể hàm lượng chất béo trong máu. do đó, nếu là một người nghiện cà phê, bạn cần cân nhắc chuyển sang uống trà một phần nào để bảo vệ sức khỏe của mình.

3. Nước tăng lực

Nước tăng lực là một loại nước giải khát phổ biến, giúp tăng cường năng lượng, nhưng cũng mang lại một số tác dụng phụ.

6 đồ uống có thể gây đau tim - Ảnh 2.

Uống quá nhiều nước tăng lực có thể tăng nguy cơ đau tim.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nước tăng lực có thể gây tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim và tăng nguy cơ mắc bệnh tim. tất nhiên, triệu chứng này không phổ biến, nhưng thường xảy ra với những người uống nước tăng lực liên tục trong thời gian ngắn, đồng thời uống cùng với các loại đồ uống khác.

4. Rượu

Uống rượu quá mức chắc chắn sẽ gây nhiều bệnh, trong số đó phải kể đến bệnh tim. dù là nam hay nữ, nếu tiêu thụ rượu thường xuyên đều gây ra những hậu quả tiêu cực cho cơ thể, đặc biệt phụ nữ uống rượu thường xuyên có nguy cơ đau tim cao hơn nhiều so với nam giới. uống rượu với lượng vừa phải có thể không gây hại nhiều, nhưng quá nhiều có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau.

5. Sữa lắc, trà sữa

2 thành phần đường và chất béo bão hòa trong loại nước giải khát từ sữa này có thể làm tăng nguy cơ đau tim. đối với một số người, một chế độ ăn nhiều chất béo cũng đủ để kích hoạt cơn đau tim. vì vậy, khi muốn mua một ly sữa lắc hay trà sữa để giải khát, bạn cần phải suy nghĩ lại.

6 đồ uống có thể gây đau tim - Ảnh 3.

Trà sữa tuy ngon nhưng không nên uống nhiều.

6. Đồ uống thể thao

Đồ uống thể thao thường được khuyến khích nên uống sau khi tập thể dục 15 phút, giúp phục hồi năng lượng cơ thể, giúp bổ sung lượng calo đã mất và chất điện giải. Tuy nhiên, nhiều người vì quá mệt hoặc yêu thích hương vị của loại đồ uống này mà uống quá nhiều, nó sẽ làm tăng tải chuyển hoá lên thận, ảnh hưởng tới tim. Vì vậy, nếu không vận động nhiều mà lại có thói quen uống đồ uống thể thao, về lâu dài sẽ không tốt cho sức khỏe.

Theo Sohu, Kknews

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/6-loai-do-uong-cuc-ky-ngon-mieng-ai-cung-thich-vao-mua-nong-nhung-lam-tang-nguy-co-dau-tim-20210327111103615.chn)

Tin cùng nội dung

  • Một nghiên cứu mới đây cho thấy thanh thiếu niên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, ít có các yếu tố nguy cơ tiểu đường và bệnh tim.
  • Những người có nhóm máu A, B hoặc AB có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tuổi thọ ngắn hơn so với những người nhóm máu O.
  • Người bị tăng huyết áp nhẹ: có số đo huyết áp tối đa từ 140 - 159mmHg và/hoặc số đo của huyết áp tối thiểu từ 90-99mmHg
  • E.coli O157, một trong những chủng của vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, có thể sản xuất các độc tố shiga gây tổn thương mạch máu ở thận và tim.
  • Chào Mangyte, xin vui lòng cho tôi biết gói kiểm tra tăng huyết áp ở Phòng khám đa khoa quốc tế Yersin. Xin cảm ơn Mangyte nhiều nhiều. Đầu năm mới, xin kính chúc quý BS một năm An Khang - Thịnh Vượng và gặp nhiều điều vui, may mắn trong cuộc sống. (Phùng Sang - Quận 6, TPHCM),
  • Đan sâm là một vị Thu*c được dùng làm Thu*c bổ cho phụ nữ, phụ nữ chưa chồng da vàng, ăn uống thất thường, chữa tử cung xuất huyết, kinh nguyệt không đều, đau bụng, các khớp sưng đau. Còn dùng chế Thu*c xoa bóp.
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY