Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

6 vấn đề hậu sản có thể gặp sau khi sinh cần tuyệt đối lưu ý

Hậu sản là khoảng thời gian sau sinh bất kỳ phụ nữ nào sau sinh đều bước vào giai đoạn hậu sản và nếu không chăm sóc cơ thể kỹ lưỡng có thể mắc phải các bệnh dưới đây.

Hậu sản là gì?

Giống với giai đoạn tiền sản, sau khi sinh cơ thể người mẹ còn yếu kém nên thường mắc phải một số chứng bệnh cả về tâm lý và thể chất trong thời gian ở cữ, thường là 42 ngày kể từ ngày sinh. nhóm bệnh lý này được gọi chung là bệnh hậu sản sau sinh.

Bệnh hậu sản sau sinh rất thường gặp lại khá nghiêm trọng nên chị em cần cẩn thận đề phòng

Các vấn đề hậu sản thường gặp sau sinh

Nhiễm trùng tử cung

Thông thường, nhau thai sẽ bong ra khỏi tử cung sau khi em bé ra ngoài và bị đào thải khỏi *m đ*o. Tuy nhiên, nếu các mảnh của nhau thai còn sót lại trong tử cung có thể dẫn đến nhiễm trùng. Nhiễm trùng túi ối khi chuyển dạ cũng có nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng tử cung sau sinh.

Triệu chứng thường gặp của nhiễm trùng tử cung là sốt cao, tim đập nhanh, chỉ số bạch cầu cao bất thường, tử cung sưng, mềm và dịch tiết có mùi hôi...

Đau tầng sinh môn

Rạch tầng sinh môn là thủ thuật mà các mẹ bầu phải trải qua khi sinh thường. Tầng sinh môn có nhiều mạch máu, vì vậy vết khâu sau sinh thực tế rất mau lành chỉ cần được chăm sóc cẩn thận và sạch sẽ.

Tuy vậy, vết thương ở tầng sinh môn lại rất dễ bị nhiễm khuẩn do nằm ở nơi nhạy cảm. Vì thế, khi phát hiện thấy dấu hiệu đau nhức, sưng tấy, phù nề, đau, ngứa ngáy hoặc có mùi hôi, đặc biệt là xuất hiện dịch mủ, mẹ nên thăm khám ngay.

Sốt sau sinh

Ảnh minh họa

Sốt hậu sản được định nghĩa là nhiệt độ cơ thể trên 38 độ c kéo dài trên 24 giờ sau sinh.

Thông thường, nếu chỉ sốt nhẹ ngay sau sinh thì là bình thường và rất phổ biến, nó sẽ tự dần biến mất và cơ thể người mẹ được phục hồi. Tuy nhiên, nếu sốt kéo dài từ 2 - 10 ngày sau sinh thì đây được coi như là một dấu hiệu của nhiễm trùng. Mẹ cần phải được theo dõi và điều trị phù hợp.

Bế sản dịch sau sinh

Bế sản dịch là hiện tượng sản dịch không thoát ra ngoài được, ứ đọng lại trong tử cung. Sản phụ bị bế sản dịch nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn tới rối loạn đông máu, chảy máu không cầm, nguy hiểm đến tính mạng.

Để phòng tránh hiện tượng bế sản dịch sau sinh, sản phụ bắt buộc phải kiểm tra cổ tử cung để xem có những dấu hiệu bất thường nào không. Khi nằm ngủ không nên nằm vắt chéo hai chân lên nhau vì điều này có thể khiến cho sản dịch bị ứ lại trong buồng tử cung và không thể chảy hết ra ngoài.

Băng huyết sau sinh

Là một trong những tai biến sản khoa hay gặp nhất với nguy cơ cao trong vòng 24 giờ sau khi sinh. Đây cũng là nguyên nhân chính gây Tu vong cho sản phụ nếu không được cứu chữa kịp thời.

Triệu chứng khi băng huyết sau sinh là ra máu nhiều, khó cầm máu khiến mẹ bị mất máu gây choáng váng, da xanh nhợt nhạt, huyết áp giảm nhanh chóng, tay chân lạnh, đổ nhiều mồ hôi…

Có rất nhiều nguyên nhân gây băng huyết như tử cung yếu, nhiễm khuẩn ối, đẻ nhanh đặc biệt đẻ ở tư thế đứng, mẹ bị u xơ tử cung hoặc tử cung bị dị dạng… Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có sự can thiệp y tế sớm và kịp thời để giữ lại tính mạng cho người mẹ.

Táo bón thời kỳ hậu sản

Tâm lý sợ đau vì vết mổ sau sinh, vết rạch tầng sinh môn, làm không ít mẹ thấy sợ mỗi khi đi đại tiện. Hơn nữa, chế độ ăn quá bổ dưỡng, nhiều đạm, thiếu chất xơ, cũng góp phần làm tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn.

Vì vậy, để phòng tránh táo tón, mẹ nên tích cực uống nhiều nước, chịu khó vận động nhẹ nhàng sau sinh, ăn nhiều hoa quả, rau củ giàu chất xơ.

Theo Gia đình Việt Nam

Link bài gốc Lấy link

https://giadinhvietnam.com/6-van-de-hau-san-co-the-gap-sau-khi-sinh-can-tuyet-doi-luu-y-d169105.html

Theo Gia đình Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/6-van-de-hau-san-co-the-gap-sau-khi-sinh-can-tuyet-doi-luu-y/20210501075313172)

Tin cùng nội dung

  • Loài khu trú ở Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Cây mọc leo lên các bờ bụi ven rừng, ven suối, có gặp ở rừng Than mọi tỉnh Lạng Sơn
  • Sau khi sổ rau, tử cung co chắc thành khối an toàn, trọng lượng tử cung lúc đó nặng khoảng 1.000g, sau 1 tuần, tử cung còn nặng khoảng 500g, cuối tuần lễ thứ 2 còn khoảng 300g, các ngày sau đó nặng 100g.
  • Nhiễm khuẩn hậu sản là nhiễm khuẩn xảy ra ở sản phụ sau đẻ mà khởi điểm là từ đường Sinh d*c (*m đ*o, cổ tử cung, tử cung).
  • Tư vấn cho bệnh nhân có bệnh lý cơ tim chu sản là rất quan trọng cho lần sinh tiếp theo vì nó tác động trực tiếp tới tỷ lệ Tu vong của mẹ và con
  • Bế sản dịch là hình thái trung gian. Triệu chứng giống như viêm nội mạc tử cung nhưng khác là không thấy sản dịch hoặc có rất ít. Tiên lượng phụ thuộc vào chẩn đoán và điều trị. Biến chứng có thể là viêm phúc mạc và nhiễm trùng máu.
  • Nhiễm trùng hậu sản là một tai biến sản khoa, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, kể cả tính mạng của sản phụ sau khi sinh con.
  • Ứ đọng sản dịch nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn tới rối loạn đông máu, chảy máu không cầm, nguy hiểm đến tính mạng.
  • Ở giai đoạn mang thai, cơ thể người mẹ có những thay đổi để phù hợp cho sự mang thai và tăng trưởng của thai nhi. Sau khi sinh, người mẹ có những vấn đề gây khó chịu như giãn các khớp ở vùng thắt lưng gây ra tình trạng mỏi lưng…
  • Ngứa *m đ*o là chứng bệnh thường gặp, đa số phụ nữ đều đã từng mắc phải.
  • Sau khi sinh con cơ thể bạn cần có một thời gian để hồi phục và trở lại bình thường. Thời gian này thường kéo dài khoảng 6 tuần (gọi là thời kỳ hậu sản).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY