Nhiều bậc cha mẹ thích cho bé ăn một loại thức ăn bán lỏng như súp, cháo. Họ nghĩ rằng thực phẩm này tiêu hóa tốt và bổ dưỡng hơn gạo nguyên chất. Trên thực tế, mật độ dinh dưỡng của thực phẩm bán lỏng rất thấp.
Mặc dù bạn có thể cho trẻ ăn một bát cháo hay bột khá lớn nhưng không có nhiều dinh dưỡng vào dạ dày, và bé cũng nhanh đói. Vì vậy, khi trẻ đã đủ độ tuổi và có thể ăn được cơm thay vì các thực phẩm bán lỏng, cha mẹ nên bổ sung cho bé.
Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy rằng răng trẻ chưa đủ khỏe nên không thể nhai, do đóthường nghiền nát thức ăn, nấu mềm nhừ hay thậm chí nhai trước hộ con. Điều này sẽ cản trở sự phát triển của trẻ và thậm chí có thể truyền vi khuẩn từ miệng bạn sang con.
Việc trẻ tập nghiền, nhai thức ăn với răng hoặc nướu không chỉ làm cho cơ mặt và cơ miệng của bé linh hoạt hơn mà việc nhai đầy đủ cũng có lợi cho sự phát triển của răng, cho phép răng mọc gọn gàng hơn, và cũnghữu ích cho sự phát triển khả năng ngôn ngữ.
Hầu hết các loại thực phẩm có nhãn "Thực phẩm dành cho trẻ em", chẳng hạn như nước tương trẻ em thực sự là chiêu quảng cáo. Quan trọng hơn, một số "thức phẩm dành chotrẻ em" không những không bổ dưỡng mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Ví dụ, nước tương cho trẻ được quảng cáo là ít muối và natri, nhưng thực tế hàm lượng natri trong sản phẩm này không hề thấp. Hơn nữa, trẻ dưới 1 tuổi không cần nước tương. Cha mẹ nên nhìn danh sách thành phần dinh dưỡng khi mua đồ cho trẻ.
Một số trẻ nhỏ không thích ăn rau và cha mẹ cho rằng có thể cho trẻ ăn nhiều trái cây để thay thế là hoàn toàn sai lầm. Mặc dù trái cây và rau quả rất giàu vitamin, nhưng vitamin, khoáng chất và chất xơ trong hầu hết các loại rau đều cao hơn nhiều so với trái cây.
Đường, axit hữu cơ,...trong trái cây cũng nhiều hơn rau. Nếu bé không thích ăn rau,bạn có thể chế biến rau kết hợp thịt thành các món ngon, lạ mắt.Trẻ nhỏ nhất định phải ăn rau nếu không khi lớn sẽ dẫn tới sự mất cân bằng trong ăn uống.
So với trái cây, hầu hết các loại nước trái cây chỉ có "đường" và "nước", và hàm lượng chất xơ gần như không có. Cho dù đó là nước ép ở nhà hay nước trái cây tươi mua bên ngoài, nó không tốt bằng ăn trái cây trực tiếp.
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng để kiểm soát béo phì và sâu răng, tốt nhất không nên cho trẻ dưới 1 tuổi uống nước trái cây.
Thứ tự bổ sung các thực phẩm ăn dặmkhông được quy định chặt chẽ. Sau khi thêm các thực phẩm bổ sung trong 4 đến 6 tháng, bạn có thể bắt đầu cho bé ăn thịt. Và trong giai đoạn đầu bổ sung, cần đặc biệt chú ý tớithịt đỏ.
Thịt đỏ rất giàu chất sắt, có thể làm giảm đáng kể khả năng trẻ sơ sinh bị thiếu máu. Đối với trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi, cần 10mg sắt mỗi ngày. Kịp thời cho bé ăn thịt là một cách tốt để đảm bảo dinh dưỡng.
Chất béo là một nguồn calo và dinh dưỡng quan trọng. Các vitamin tan trong chất béo như vitamin A và vitamin D phải tham gia vào quá trình hấp thụ chất béo của trẻ. Không nên đánh giá thấp tầm quan trọng của việc ăn dầu.
Khi cho trẻ ăn dặm, nếu bạn có thể đảm bảo cho trẻ ăn 1 quả trứng, 50g thịt và thịt gia cầm mỗi ngày, lượng chất béo đủ thì không cần ăn dầu. Tuy nhiên nếu trẻ không được cung cấp đủ chất béo thì bạn có thể bổ sung thêm dầu ăn.
Nếu bạn định thêm muối vào đồ ăn của trẻ, hãy suy nghĩ lại. Trước khi trẻ1 tuổi, lượng natri có thể lấy từ sữa mẹ, sữa công thức và thực phẩm. Nếu trẻ được cho thêm muối, sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành vị giác của trẻ và khiến trẻ kén ăn.
Bổ sung muối sớm sẽ làm tăng đáng kể khả năng mắc bệnh cao huyết áp của con bạn trong tương lai, và nó cũng sẽ giúp bé dễ dànghình thành mùi vị nặng hơn.
Theo Dương Dương/Khám phá
Link bài gốc Lấy link
http://khampha.vn/suc-khoe/8-kieu-an-uong-cha-me-tuong-tot-cho-con-nhung-hoa-ra-dang-ruoc-benh-tung-ngay-c11a695848.htmlTheo Dương Dương/Khám phá