Australia có nhiều điểm đến hấp dẫn nhưng do bảo tồn, quá nguy hiểm đối với khách du lịch hay là khu vực linh thiêng của người bản địa mà những nơi này đều bị cấm.
|
Rạn san hô trái tim (Heart Reef), Queensland:Nằm trong công viên biển Great Barrier Reef, rạn san hô hình trái tim là một trong những địa danh nổi tiếng nhất của Australia, xuất hiện trong nhiều chiến dịch du lịch. Tuy nhiên, du khách không thể nhìn Heart Reef ở cự ly gần. Địa điểm này thuộc hạng mục cần được bảo vệ nên cấm các hoạt động chèo thuyền hoặc lặn biển gần đó. Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể chiêm ngưỡng hình dáng độc đáo của rạn san hô này bằng chuyến bay trực thăng ngắm cảnh. Ảnh:Shutterstock. | | Uluru, Lãnh thổ phía bắc:Sau nhiều thập kỷ tranh cãi, khách du lịch hiện bị cấm leo lên Uluru, địa danh nổi tiếng nhất của Australia. Trước đó, bộ lạc thổ dân Anangu, chủ sở hữu truyền thống của tảng đá, luôn yêu cầu du khách tôn trọng văn hóa và luật pháp của họ bằng cách không leo lên Uluru, nhưng nhiều người đã phớt lờ nhiều biển báo. Đến tháng 11/2017, Hội đồng Công viên Quốc gia Uluru - Kata Tjuta và chủ sở hữu Anangu đã thống nhất quyết định cấm hoàn toàn việc leo lên đỉnh núi thiêng. Bất cứ ai leo lên Uluru bị phát hiện sẽ phải chịu phạt rất nặng. Ảnh:Stickybeak TV. |
| Blue Hole (Hố xanh), Queensland:Nằm sâu trong khu rừng mưa nhiệt đới cổ xưa của Công viên Quốc gia Daintree ở cực bắc Queensland, Blue Hole là nơi thiêng liêng dành cho phụ nữ của gia tộc Jalunjiwarra, người Eastern Kuku Yalanji. Đàn ông bị cấm đến thăm và phụ nữ cần được mời mới có thể đến khu vực này. Theo truyền thống, đây là một hồ nước chữa bệnh và nơi sinh nở của gia chủ. Tại khu vực này có các biển báo kêu gọi du khách tôn trọng địa điểm linh thiêng của Jalunjiwarra. Họ cũng tin rằng những du khách không được hoan nghênh mà đến vùng nước này sẽ gặp vấn đề về sức khỏe. Ảnh:Cre8 design. | Công viên Bảo tồn Elliot Price:Là một khu bảo tồn rộng lớn và vắng vẻ ở vùng sâu khô cằn của miền Trung Australia, Công viên Bảo tồn Elliot Price được thành lập để bảo tồn vùng hoang dã đặc biệt ở phía nam của Kati Thanda (Hồ Eyre) rộng lớn, hồ muối lớn nhất của đất nước. Khu vực công viên bao phủ bán đảo Hunt và đảo Brooks với tất cả lối vào bị cấm. Ảnh:Andrew Parison.
| Vùng đất Arnhem, Lãnh thổ phía bắc:Dải đất rộng lớn (khoảng 95.000 km2) ở góc xa phía đông bắc của Lãnh thổ phía bắc được rất ít người Australia đến thăm. Arnhem Land là nơi có địa hình đa dạng với bờ biển gồ ghề, vách đá cao, những hòn đảo xa xôi, sông, hồ ngập nước, rừng nhiệt đới và trảng cỏ. Đây là một trong những khu vực hoang dã thực sự cuối cùng của đất nước và chỉ được tiếp cận khi có sự cho phép đặc biệt. Ảnh:Craig R_AU. | Công viên hải dương đảo Cartier:Đảo Cartier và các rạn san hô xung quanh là ngư trường chính của ngư dân Indonesia trong nhiều thế kỷ. Còn hiện giờ, nơi đây trở thành một khu bảo tồn chính thức với việc ra vào hoặc neo đậu tàu thuyền đều bị nghiêm cấm. Không chỉ là môi trường sống quan trọng của rắn biển, rùa, cá mập voi, san hô và bọt biển, khu vực công viên cũng là nơi bảo vệ tàu thuyền khỏi bom mìn chưa nổ. Đảo Cartier và vùng nước có bán kính lên tới 10 km xung quanh đã được sử dụng làm Khu vực Thực hành Phòng thủ cho đến năm 2011, vì vậy các vũ khí chưa nổ có thể vẫn còn trong khu vực. Ảnh:Rich Carey. | Đảo Albatross, Tasmania:Hòn đảo nhỏ cô đơn Albatross ở khu vực eo biển Bass, ngoài khơi bờ biển phía tây bắc Tasmania. Đây là nơi sinh sống của 10.000 con hải âu quý hiếm, một trong 3 hòn đảo duy nhất có loài chim biển đặc hữu của Australia sinh sống. Đàn chim hải âu trên đảo được bảo vệ do dễ bị tổn thương bởi các yếu tố môi trường như nhiệt độ không khí tăng cao, đại dương ấm lên và mưa xối xả. Ngoài các nhà bảo tồn, các du khách đều không được phép đến Albatross. Ảnh:Ianwiese. | Đảo Heard:Đảo Heard hoang sơ và xa xôi, là một trong những địa điểm bí ẩn cũng như ngoạn mục nhất của Australia. Vùng đất ít được biết đến, nằm ở phía nam Ấn Độ Dương, là nơi sinh sống của các loài động vật hoang dã bao gồm 3 loài hải cẩu, 4 loài chim cánh cụt và 2 loài chim đặc hữu. Cùng với quần đảo McDonald, đảo Heard đã được thêm vào danh sách di sản thế giới của UNESCO năm 1997. Rất khó có thể đi đến đảo Heard trừ khi tham gia một chuyến thám hiểm khoa học. Nếu được cấp quyền đến đây, bạn sẽ phải đối mặt với chuyến đi kéo dài 2 tuần từ Australia qua một số vùng biển động nhất hành tinh. Ảnh:William L. Stefanov. |
|
|
|
|
|
|
Theo Zing
Link bài gốc Lấy link
https://lifestyle.zingnews.vn/8-noi-cam-khach-du-lich-o-australia-post1419041.html
Theo Zing